Tại sao lại đốt vàng mã vào các lễ cúng và giỗ đầu cho người đã khuất?

Dân tộc Việt Nam ta coi “đạo hiếu” là tiêu chuẩn hàng đầu thể hiện trong đạo làm người. Nghi thức tang lễ của người Việt nổi bật có lễ cúng 49 ngày, 100 ngày và giỗ đầu. Mỗi lễ này, con cháu đều chuẩn bị đồ cúng và đốt vàng mã tống tiễn đủ đầy.

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt có tục cúng 49 ngày, 100 ngày và làm giỗ đầu cho người đã mất khá long trọng, mỗi buổi đều chuẩn bị lễ cúng và vàng mã đầy đủ.

Nhưng ít ai hiểu được, cụ thể nguồn gốc và ý nghĩa của từng ngày lễ này trong văn hóa thờ cúng tổ tiên của chúng ta ra sao. Và lí do gì mà ngoài những ngày cúng lễ này, vào ngày rằm quan trọng hay cuối năm, người Việt ta lại hay đốt vàng mã.

Để giải thích cụ thể, chúng ta nên tìm hiểu và định nghĩa từng lễ cúng giỗ cho người đã mất trong nội dung dưới đây để từ đó có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi trên:

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, tang tế theo ngày định sẵn, thân bằng cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời như lễ mừng, lễ cưới (Ảnh minh họa: Kienthuc).

Lễ chung thất (49 ngày) trong văn hóa thờ cúng của người Việt là gì?

Theo Thọ mai gia lễ thì lễ chung thất (49 ngày) cứ đúng ngày qui định trong gia lễ mà làm, không có sự dịch chuyển tùy tiện theo lời thầy lễ hay thầy bói. Chỉ trừ ngày làm lễ an táng và ngày làm lễ trừ phục (hết tang) trong gia lễ có chọn ngày lành.

Người ta không ai có thể chọn ngày mất vậy nên từ xưa đến nay, hàng năm cứ đến ngày mất thì gia quyến làm giỗ. Dù cho có những năm, ngày đó rất xấu, có cả trùng phục, trùng tang, sát chủ, quả tủ, cô thần… Theo gia lễ, các dịp lễ chung thất, lễ tốt khốc (100 ngày), tiểu tường (giỗ đầu), đại tường (giỗ đoạn) cứ theo đúng ngày mà làm lễ.

Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở nơi khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự. Khi ấy, nếu vì chọn ngày đẹp để làm lễ, chẳng lẽ người thân tới nơi thấy hương lạnh khói tàn, gạt nước mắt ra về hay sao? Hoặc chủ nhà sự báo lại rằng, theo lời thầy lễ, đã lễ xong xuôi hay đợi thêm vài ngày nữa, như vậy liệu có được chăng?

Cần lưu ý tang tế theo ngày định sẵn, thân bằng cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời như lễ mừng, lễ cưới, không có chuyện “hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo” (mời thì đến, không thì thôi).

Lễ cúng cơm 100 ngày trong văn hóa thờ cúng của người Việt là gì?

Trong cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại), Đại đức Thích Minh Nghiêm giải thích khá dễ hiểu về lễ cúng 100 ngày như sau:

Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm.

Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu dám ăn. Có nơi xới bát cơm lần thứ hai còn mời nữa. Nếu có khách, trước khi buông bát đũa đứng dậy còn phải xin phép và mời khách tiếp tục xơi cơm.

Cuộc sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt trong bữa cơm còn nhắc huống chi một thành viên trong gia đình mãi mãi đi xa. Do đó, trước bữa ăn, người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ ấy, thường là thanh đạm không đòi hỏi cầu kì. Nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong.

Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vài xong cũng rót chén nước. Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thỏa nguyện tâm linh: “Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”.

Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày? Tập tục này cũng tùy địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo, qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ti (tức một tuần nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch), sau 7 tuần vong hồn sẽ siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức là lễ tốt khốc, nghĩa là thôi khóc).

Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất, luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, phong tục này có căn cứ khoa học.

Theo thuyết Thần giao cách cảm, ngoài điện trường vật lí đã được ứng dụng trong thực tiễn, còn có điện trường sinh học. Những cá thể có cùng tần số cảm ứng trong điện trường sinh học, dù ở cách nhau rất xa nhưng vẫn nhận được những nguồn thông tin của nhau.

Các nhà khoa học đã vận dụng những phát triển đó để giải thích về điềm, về giấc mơ, về những biểu hiện tâm, sinh lí bất thường khi thân nhân (có thể cách nhau rất xa về không gian địa lí) có cùng tần số điện trường sinh học có sự biến bất thường.

Mọi người thường nói chết là hết nhưng chết chưa phải là đã hết khi người đã khuất vẫn còn tồn tại trong tâm trí người còn sống. Sau khi chết, tim ngừng đập, máu ngừng chảy, thần kinh cảm giác ngừng hoạt đông, vỏ não chưa bị hủy, xung quanh hiện trường phát ra từ não vẫn chưa ngừng phát sóng.

Lớp đất dày không ngăn được sóng điện vật lí hay sóng điện sinh học. Cá thể sống có tần số điện trường sinh học tương ứng vẫn tiếp nhận được tín hiệu. Do đó, hiện tượng báo mộng chưa hẳn là vu vơ, không đáng tin. Phải chăng vì lẽ đó mà các cụ cho rằng, âm hồn còn phảng phất, chưa siêu thoát.

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat
Dù cho ngày này, con cháu có bận rộn đến đâu, cũng phải thu xếp mọi công việc để làm giỗ đầu cho người đã khuất thật chu đáo (Ảnh minh họa: Infonet.vn).

Thế nào là giỗ đầu (tiểu tường) trong văn hóa thờ cúng của người Việt?

Đại đức Thích Minh Nghiêm cũng giải thích cặn kẽ trong cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại) rằng “tiểu tường” có nghĩa là điềm lành nhỏ. Theo tập quán xưa, các cụ thường giải thích rằng người chết sau một năm thì hương hồn đã được yên vị nơi cửu tuyền (chín suối), tà ma không dám tới quấy nhiễu nữa.

Có người đã thành thần hay đi đầu thai kiếp khác nếu như trong đời sống trần thế trước đây có công đức và đạo hạnh cao. Cũng trong lúc ấy, ở trần thế, sự đau đớn của con cháu đã với đi nhiều phần.

Giỗ đầu là đúng tròn một năm (theo âm lịch), con cháu tụ tập để làm giỗ. Dù cho ngày này, con cháu có bận rộn đến đâu, cũng phải thu xếp mọi công việc để làm giỗ đầu cho thật chu đáo. Từ sau lễ này con cháu mới bỏ các hung phục (tang phục khi người qua đời) như đồ sô gai, mũ, gậy…

Ngày nay nhiều gia đình thường bỏ mũ, áo trong dịp lễ bốn chín ngày hoặc một trăm ngày. Trong những ngày này chỉ còn giữ tục cúng lễ. Theo tập quán xưa, trước ngày giỗ chính thức, con cháu phải làm lễ “cáo giỗ”.

Ngày cáo giỗ còn gọi là ngày “tiên thường”. Ngày này, con cháu báo cáo cho người đã khuất việc cúng giỗ ngày hôm sau. Trong ngày cáo giỗ, gia chủ phải làm lễ cáo với Thổ công, Thần linh, xin phép cho vong hồn được cúng giỗ về thụ hưởng. Đồng thời cũng xin Thổ công cho phép các linh hồn gia tiên nội ngoại nhà mình về dự giỗ.

Người ta tin rằng, “đất có Thổ công, sông có Hà bá”, những hương hồn muốn về thăm con cháu đều phải xin phép Thổ công vào ngày “tiên thường”, tức là trước ngày giỗ chính.

Ngày “tiên thường” này, con cháu phải ra mộ khấn mời vong hồn người chết về hưởng giỗ, sửa sang lại phần mộ cho chu đáo (nếu mộ chưa xây thì phát cỏ, đắp đất thêm, dọn dẹp xung quanh…), lau rửa bàn thờ, chuẩn bị các đồ lễ.

Khi cúng theo trình tự, khấn Thổ công trước sau đó khấn tổ tiên và người được cúng giỗ. Theo cổ lệ, chỉ có những ngày giỗ lớn mới có cáo giỗ, còn những ngày giỗ nhỏ, con cháu chỉ cúng ngày chính giỗ. Những ngày giỗ lớn là giỗ ông bà, cha mẹ, chồng vợ.

Văn tế tiểu tường, đại tường (giỗ đầu, giỗ đoạn)

Hôm nay là ngày… tháng… năm…………………………………….

Chúng con cùng cả họ, nhân ngày tiểu tường (đại tường) kính dâng chay nhạt;

Trước linh tọa khóc mà than rằng:

Than ôi!

Mây giăng, gió giữ làm chi sớm độc địa hỡi trời!

Hơn một ngày không ở. Đành rằng tử sinh có mệnh, kém một ngày không đi.

Nhớ những lúc một nhà sum họp; cha trước mẹ sau.

Bỗng từ đâu hai ngả chia phôi, kẻ còn người khuất.

Thương ôi!

Công đức chưa đền, đau đớn như chứa chan giọt lệ.

Âm cung xa cách. Xót xa thay bối rối ruột tằm.

Tính đốt ngón tay, kể tháng đã hai năm (13 tháng);

Tiểu tường tế duyên, chưa khô hàng lệ.

Tính ngày vừa ba trăm sáu mốt ngày, giỗ đầu diện lễ. (Đổi thành câu sau với giỗ đại tường: Tính đốt ngón tay đã bảy trăm hai mươi mốt ngày – là tuần giỗ đoạn.)

Chay nhạt dâng lên;

Dưới chín suối cha (mẹ) già chứng giám;

Khóc than kể lể: Trước linh sàng con trẻ khấu đầu; cúi xin hâm hưởng.

Cẩn cáo!

(Theo cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” Nhà xuất bản Thời đại).

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat
Từ việc cúng tế bằng đồ thật, dần dần mới sinh ra lễ đốt vàng mã, thay thế bằng các đồ vật làm bằng tre, gỗ, rơm, rạ, đất sét hoặc giấy tượng trưng nhưng kích thước thu nhỏ lại để người cõi âm mang đi (Ảnh minh họa: Báo Giao thông).

Vì sao trong văn hóa thờ cúng của người Việt lại tục đốt vàng mã?

Đại đức Thích Minh Nghiêm trình bày quan điểm về vấn đề này như sau: Theo quan niệm của người đời xưa, người chết cũng cần ăn uống, nhà cửa, quần áo, hút thuốc, ăn trầu, cũng cần tiền xe, cần tiền đi lại và mọi khoản chi dùng như khi còn sống…

Tục xưa, trong “tiểu tường”, gia chủ thường sắm đồ mã bằng giấy, biểu trưng những đồ dùng hàng ngày của người đã qua đời ở thế giới bên kia cần đến như: quần áo, vàng, bạc…

Ngày nay người ta còn làm cả tủ lạnh, tivi, nhà lầu, xe hơi… để đốt cho người chết. Thực ra nên hiểu rằng, vàng mã chỉ là tượng trưng cho ý niệm của con người mà thôi.

Thời cổ đại, khi chôn cất người chết, người ta thường chôn theo những đồ vật thường dùng (gọi là đồ tùy táng). Có một số đồ vật quá lớn như nhà ở, giếng nước, trâu bò, ngựa xe… không thể chôn theo trong mộ được, người ta làm mô hình nhỏ lại để chôn theo, những món đồ này gọi là minh khí.

Sau này, do tư duy trừu tượng của con người phát triển, người ta mới là bằng giấy thay thế cho các đồ tùy táng và đồ minh khí (gọi chung là đồ mã, vàng mã). Đến ngày giỗ hoặc ngày rằm tháng bảy, sau khi cúng kiếng, người ta đốt đi để người ở thế giới bên kia nhận được.

Theo phong tục an táng, mai táng ở nhiều nơi, người chết cũng được chia một phần gia tài. Ở Sơn La, Lai Châu, nhiều nơi còn dựng các nhà mồ, bên trong nhà mồ cũng có đầy đủ các nồi đồng, mâm gỗ, ấm đất, bát đĩa, dao rựa, chăn chiếu, quần áo, mũ nón… đủ tiện nghi cho một cá nhân.

Người chết cũng được chia cả trâu, lợn, gà, thóc, gạo… Sau ba năm, tang chủ làm lễ khấn vái và ra mồ xin lại những đồ vật còn dùng được và súc vật còn sống, kể cả súc vật vừa mới đẻ ra.

Từ việc cúng tế bằng đồ thật, dần dần mới sinh ra lễ đốt vàng mã, tức là thay thế bằng các đồ vật làm bằng tre, gỗ, rơm, rạ, đất sét hoặc giấy tượng trưng nhưng kích thước thu nhỏ lại để người cõi âm mang đi, nhờ có “phép thiêng biến ít thành nhiều”.

Áo quần của người chết mặc khi còn sống, để lại nhà mồ sau ba năm mục nát, không nỡ dùng vào việc khác, người ta đốt đi dần dần sinh ra được thay thế bằng quần áo giấy.

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat Nguồn gốc sâu xa của tập tục đốt vàng mã trong tâm thức người cổ đại (phần 2)

Đây là phần 2 của loạt bài về nguồn gốc tập tục đốt vàng mã do VnReview tổng hợp và phân tích.

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat Nguồn gốc sâu xa của tập tục đốt vàng mã trong tâm thức người cổ đại (phần )

Gần đây, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị bỏ đốt vàng mã ở các cơ sở thờ ...

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat MC Thanh Hiền: ‘Ai bảo đốt vàng mã là hủ tục mê tín thì kệ, riêng tôi rằm này vẫn đốt vì trần sao âm vậy’

Bày tỏ quan điểm về công văn đề nghị bỏ tục đốt vàng mã của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hotgirl, MC ...

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat Thượng tọa Thích Nhật Từ: Số tiền đốt vàng mã có thể nuôi hàng triệu người Việt

Nếu chỉ dựa vào lời nguyện đơn thuần mà đạt được kết quả thì trên đời này không thất bại trong sự nghiệp, chẳng có ...

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat Chuyên gia phong thủy khuyên chớ nên đốt nhiều vàng mã tháng Cô hồn

Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (giảng viên phong thủy TP. Hồ Chí Minh) về phong tục ...

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat Tục thờ cúng Táo quân ở Trung Quốc khác gì Việt Nam?

Người Trung Quốc cũng cúng Táo quân như Việt Nam song tập tục có khác biệt về nguồn gốc vị thần bếp, ngày tiễn Táo ...

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat Nhà chật, muốn đặt bàn thờ ngoài ban công cần hết sức lưu ý những điều này

Đặt bàn thờ ở đâu luôn là câu hỏi lớn đối với những gia chủ có nhà chật. Vậy đặt bàn thờ ở ban công ...

tai sao lai dot vang ma vao cac le cung va gio dau cho nguoi da khuat Tục thờ cúng tổ tiên là bản sắc văn hóa của người Việt Nam

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.