Khi dọn đến nhà mới nên chọn ngày tốt, giờ tốt và làm lễ với văn khấn thành tâm (Ảnh minh họa: Phunutoday). |
Trong đời người không thể tránh được việc có lúc phải di chuyển nhà và những người dân ở đô thị thường hay có trường hợp này. Khi chuyển đến chỗ ở mới, phải đặc biệt chú ý tới một số vấn đề dưới đây:
- Phải chọn ngày tốt, giờ tốt để dọn đến nhà mới.
- Khi chuyển nhà, mọi việc chuyển đồ của mình đến nhà mới phải do chính tay mình hoặc người của gia đình chuyển, toàn gia đình không thể tay không đến ở nhà mới.
- Thời gian vào nhà là buổi sáng sớm, buổi giữa trưa hoặc trước lúc mặt trời lặn, tránh đến nhà mới vào buổi tối.
Khi dọn đến nhà mới, ta nên thắp nhang, khấn lễ theo bài khấn dưới đây:
Kính lạy:
- Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn Thần.
- Các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm này là ngày… tháng… năm… (âm lịch).
Tín chủ con là……………………………………………………….
Ngụ tại………………………………………………………………
Thành tâm biện sửa hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng,
Bày lên trước án
Kính cẩn tâu trình:
Các ngài Thần linh thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hóa
Thể đức hiếu sinh của đất trời
Phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình
Chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ
Cho phép chúng con rước vong linh Gia tiên về đây thờ phụng.
Phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần
Gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con:
An ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào
Người người khỏe mạnh, an khang
Buôn bán, làm ăn bội thu phát đạt.
Cúi mong ơn đức cao dầy
Thương xót phù trì bảo hộ.
Chúng con lại kính mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở nhà này, đất này cùng về đây chiêm ngưỡng, thụ hưởng lễ vật;
Phù trì cho toàn gia chúng con thịnh vượng an khang.
Dồi dào sức khỏe, trừ tai tật ách, vạn sự hanh thông.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Xem thêm: Bài văn khấn khai trương cửa hàng, doanh nghiệp, nhà xưởng... chuẩn nhất
Khi đã an cư lạc nghiệp, gia chủ nên thường xuyên sử dụng văn khấn gia tiên để tỏ lòng thành kính và biết ơn tới tiên tổ, thần linh (Ảnh minh họa: Báo Gia đình Xã hội). |
Sau khi đã ở ổn định trong nhà một thời gian dài, mỗi gia đình nên chú ý tới bàn thờ gia tiên đều đặn và thường xuyên. Vừa là để duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đồng thời cũng là cách để giúp con cháu trong gia đình có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng.
Trước khi cúng khấn gia tiên, bao giờ cũng phải cúng khấn Thổ công trước, vì ngài là “Đệ nhất gia chi chủ”, để xin phép ngài cho tổ tiên về hưởng lễ. Nội dung bài khấn phải nói rõ ngày, tháng, năm làm lễ, lí do làm lễ, liệt kê các lễ vật và những điều cần cầu xin (nếu có). Có thể sử dụng một trong hai mẫu văn khấn dưới đây.
Hôm nay là ngày… tháng… năm (âm lịch)
Nay con giữ việc phụng thờ tên là:…………….. tuổi……………….
Ngụ tại………………………………………………………………...
Cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên bái lễ.
Kính dâng lễ bạc: Trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng các vật phẩm, lòng thành nhân dịp…………………………………………………..
Kính mời hương hồn nội, ngoại gia tiên, kị, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác… về chứng giám và hưởng lễ.
Con kính xin gia tiên phù hộ độ trì cho cháu con hay ăn chóng lớn,
Người người khỏe mạnh, mùa màng bội thu,
Cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Cẩn cáo!
Trong dân gian cũng đặt ra nhiều bài văn khấn Nôm bằng văn vần cho dễ nhớ, dễ thuộc dùng trong việc cúng gia tiên như mẫu thứ hai:
Hôm nay là ngày… tháng… năm (âm lịch)
Tín chủ là…………….. tuổi………………………………………….
Hiện đang ngụ tại…………………………… cùng toàn gia quyến.
Cúc cung bái trước bàn thờ
Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu,
Cùng là phẩm vật trước sau,
Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên:
Cao tằng tổ khảo đôi bên,
Cao tằng tổ tỉ dưới trên người người,
Cô dì, chú bác kính mời,
Đệ huynh đồng thỉnh tới nơi tùy đường;
Cúi xin hưởng chút lễ thường,
Và xin phù hộ khang cường toàn gia.
Cẩn cáo!
Xem thêm: Bài văn khấn gia tiên trong lễ cưới hỏi chuẩn nhất
Chú thích:
- Cao tằng tổ khảo là kị ông (năm đời), cao tằng tổ tỉ là kị bà (năm đời).
- Tằng tổ khảo là cụ ông (bốn đời), tằng tổ tỉ tức là cụ bà (bốn đời).
- Tổ khảo tức là ông (ba đời), tổ tỉ tức là bà (ba đời).
- Hiển khảo tức là cha, hiển tỉ tức là mẹ.
Cúng cầu siêu và đọc bài văn khấn vong thai nhi tháng cô hồn thế nào mới đúng? Tháng cô hồn những người làm mẹ từng một lần phải bỏ con dù là vì lý do khách quan hay chủ quan đều đau ... |
Tục thờ cúng Táo quân ở Trung Quốc khác gì Việt Nam? Người Trung Quốc cũng cúng Táo quân như Việt Nam song tập tục có khác biệt về nguồn gốc vị thần bếp, ngày tiễn Táo ... |
Nhà chật, muốn đặt bàn thờ ngoài ban công cần hết sức lưu ý những điều này Đặt bàn thờ ở đâu luôn là câu hỏi lớn đối với những gia chủ có nhà chật. Vậy đặt bàn thờ ở ban công ... |
Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng có phạm điều cấm kỵ? Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ, bởi theo phong tục, đi lấy chồng chỉ thờ cúng tổ ... |
Tục thờ cúng tổ tiên là bản sắc văn hóa của người Việt Nam Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ... |
Muộn vợ muộn chồng có phải do không chịu đi cắt tiền duyên? Ngày nay, rất nhiều các bạn trẻ muốn sống độc thân hoặc có xu hướng kết hôn muộn. Tuy nhiên bậc cha mẹ lại nghĩ ... |
Khấn lễ bằng smart phone thành tâm liệu có được thần linh phù hộ? Nếu tìm được các bài văn khấn vào đúng các dịp quan trọng như ngày rằm, mùng một, đặc biệt là rằm tháng 7 âm ... |
Cổ học 01:00 | 18/02/2019
Cổ học 11:11 | 17/02/2019
Cổ học 08:59 | 01/11/2018
Cổ học 09:52 | 30/10/2018
Cổ học 07:12 | 27/10/2018
Cổ học 04:13 | 26/10/2018
Cổ học 03:04 | 26/10/2018
Cổ học 06:08 | 21/08/2018