Trong văn hóa thờ cúng của người Việt số lần lạy và vái đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt (Ảnh minh họa: Phunutoday). |
Tại cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại), Đại đức Thích Minh Nghiêm có chia sẻ như sau: Trong văn hóa thờ cúng của người Việt số lần lạy và vái đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Đây là phong tục của riêng Việt Nam ta mà người Trung Quốc không hề có.
Khi có giỗ Tết hoặc khi đi lễ chùa, ta bày hoa quả đồ lễ rồi thắp nhang (hương) và khấn vái hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn và cầu phước lành. Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình cùng lời cầu xin và hứa hẹn.
Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này.
Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người Việt Nam ta vái hai, ba hay 4,5 vái.
Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy là thế lạy của đàn ông và thế lạy của phụ nữ và có 4 trường hợp lạy từ hai, ba tới 4, 5 lạy và mỗi trường hợp đều có một ý nghĩa khác nhau.
Cụ thể, người Việt khi cúng, có thể lạy và vái theo 4 cách với ý nghĩa được giải thích kĩ càng như sau:
- Hai lạy và hai vái: Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống, có thể khấn sao cũng được. Hai lạy dùng để áp dụng cho người còn sống như trong trường hợp cô dâu chú rể khấn lạy cho mẹ.
Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố, như em, con cháu và những người vào hàng con em, ta nên lạy hai lạy. Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái thay cho lời chào kính cẩn.
Trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà quàn, những người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô dì… của người quá cố thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt tức là sau khi chôn cất, người ta vái người quá cố 4 vái.
Theo nguyên lí âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy hai lạy. Hai lạy này tượng trung cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống, sau khi người quá cố được chôn rồi phải lạy 4 lạy.
Cách lạy hiện đại: Khi lạy úp 2 bàn tay xuống đất, chùi thẳng ra trước, xong lạy ngửa 2 bàn tay lên, cuối cùng nắm 2 bàn tay lại rồi đứng lên (Ảnh minh họa: Giáo hội Phật giáo Việt Nam). |
- Ba lạy và ba vái: Khi đi lễ Phật, ta lạy ba lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bợn nhơ.
Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy. Trong trường hợp cúng Phật mặc đồ âu phục, nếu cảm thấy khó khăn khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.
- 4 lạy và 4 vái: 4 lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần. 4 lạy tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu 4 phương (đông thuộc dương, tây thuộc âm, nam thuộc dương và bắc thuộc âm) và tứ tượng (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm).
Nói chung, 4 lạy bao gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ. 4 vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần khi không thể áp dụng thế lạy.
- 5 lạy và 5 vái: Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy, 5 lạy tương trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành Thổ màu vàng đứng ở giữa. Có ý kiến cho rằng, 5 lạy tương trưng cho 4 phương và trung ương nơi nhà vua như trị.
Ngày nay trong lễ giổ Tổ Hùng Vương, quí vị trong ban lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống nòi Việt. 5 vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thời gian để mỗi người lạy 5 lạy.
Chắp tay đứng trước bàn thờ nhưng không nhiều người biết những ý nghĩa này của vái và lạy Trong cuộc sống hàng ngày, dù đứng trước bàn thờ nhiều lần nhưng vẫn có không ít người không phân biệt được ý nghĩa của ... |
Tục thờ cúng Táo quân ở Trung Quốc khác gì Việt Nam? Người Trung Quốc cũng cúng Táo quân như Việt Nam song tập tục có khác biệt về nguồn gốc vị thần bếp, ngày tiễn Táo ... |
Nhà chật, muốn đặt bàn thờ ngoài ban công cần hết sức lưu ý những điều này Đặt bàn thờ ở đâu luôn là câu hỏi lớn đối với những gia chủ có nhà chật. Vậy đặt bàn thờ ở ban công ... |
Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng có phạm điều cấm kỵ? Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ, bởi theo phong tục, đi lấy chồng chỉ thờ cúng tổ ... |
Tục thờ cúng tổ tiên là bản sắc văn hóa của người Việt Nam Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ... |
Lễ cầu siêu thai nhi tại chùa cần chuẩn bị những gì? Theo sư thầy Minh Đức (chùa Phúc Khánh), khi làm lễ cầu siêu thai nhi tại chùa, bố mẹ hoặc người làm lễ chỉ cần ... |
Những ngôi chùa cầu siêu nổi tiếng thường được lui tới rằm tháng 7 Ba ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội thường xuyên tổ chức lễ cầu siêu vào rằm tháng 7 âm lịch hằng năm ... |
Cúng cầu siêu và đọc bài văn khấn vong thai nhi tháng cô hồn thế nào mới đúng? Tháng cô hồn những người làm mẹ từng một lần phải bỏ con dù là vì lý do khách quan hay chủ quan đều đau ... |
Những ngôi chùa nổi tiếng về gửi vong thai nhi và cầu siêu ở Hà Nội Có rất nhiều lý do khác nhau, bố mẹ không thờ cúng vong thai nhi tại nhà. Vì thế, những ngôi chùa nổi tiếng linh ... |
Mẹ nên làm gì cho vong hồn thai nhi dễ siêu thoát trong tháng cô hồn Với những người mẹ trẻ, chắc chắn rằng việc mất đi đứa con còn trong bào thai dù cách này hay cách khác đều mang ... |
Muộn vợ muộn chồng có phải do không chịu đi cắt tiền duyên? Ngày nay, rất nhiều các bạn trẻ muốn sống độc thân hoặc có xu hướng kết hôn muộn. Tuy nhiên bậc cha mẹ lại nghĩ ... |
Khấn lễ bằng smart phone thành tâm liệu có được thần linh phù hộ? Nếu tìm được các bài văn khấn vào đúng các dịp quan trọng như ngày rằm, mùng một, đặc biệt là rằm tháng 7 âm ... |
Cổ học 01:00 | 18/02/2019
Cổ học 11:11 | 17/02/2019
Cổ học 08:59 | 01/11/2018
Cổ học 09:52 | 30/10/2018
Cổ học 07:12 | 27/10/2018
Cổ học 04:13 | 26/10/2018
Cổ học 03:04 | 26/10/2018
Cổ học 06:08 | 21/08/2018