Chắp tay đứng trước bàn thờ nhưng không nhiều người biết những ý nghĩa này của vái và lạy

Trong cuộc sống hàng ngày, dù đứng trước bàn thờ nhiều lần nhưng vẫn có không ít người không phân biệt được ý nghĩa của những vái, lạy cùng ý nghĩa của số lượng vái, lạy.

Thế nào là lạy, thế nào là vái?

Theo quan niệm truyền thống, vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp mà số lượng vái khác nhau.

chap tay dung truoc ban tho nhung khong it nguoi biet nhung y nghia nay cua vai va lay
(Ảnh minh hoạ)

Còn lạy, theo quan niệm truyền thống, là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của nam giới và thế lạy của nữ giới. Tương tự vái, lạy có những trường hợp khác nhau với những ý nghĩa khác nhau.

Cụ thể, nam giới sẽ lạy theo cách sau: Đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục.

Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.

Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng.

Sở dĩ phải quì chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.

chap tay dung truoc ban tho nhung khong it nguoi biet nhung y nghia nay cua vai va lay
Những nhà sư thành kính lạy Phật (Ảnh minh hoạ)

Còn nữ giới khi lạy thường theo cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt.

Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

Tuy nhiên, cũng có một số người áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay.

Thế lạy là truyền thống rất có ý nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành-khẩn vừa trang nghiêm trong lúc cúng tổ tiên. Số lần lạy và vái đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Tuy nhiên, nếu không để ý, nhiều người sẽ nhầm lẫn khi đứng trước bàn thờ.

Ý nghĩa của số lượng lạy, số lượng vái

Theo quan niệm của dân gian, tuỳ từng trường hợp mà số vái khác nhau, số lạy khác nhau. Cụ thể:

Hai lạy, hai vái

Hai lạy dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu và những người vào hàng con em.., ta nên lạy 2 lạy.

Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba vái này là lời chào kính cẩn, chứ không có ý nghĩa nào khác. Nhưng trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà quàn, các người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì.., của người quá cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

Ba lạy, ba vái

Khi đi chùa lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bẩn nhơ.

Trong trường hợp cúng Phật, khi mặc đồ Âu phục, nếu cảm thấy khó khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

Bốn lạy, bốn vái

Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ tượng (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và khi không thể áp dụng thế lạy.

Năm lạy, năm vái

Người xưa lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý kiến cho rằng 5 lạy tượng trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương, một số thành viên trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy.

Ý nghĩa của số vái và lạy, theo quan niệm của dân gian là như vậy. Tuy nhiên, trong việc cúng lễ tổ tiên ông bà, sự thành kính phải luôn đặt hàng đầu.

chap tay dung truoc ban tho nhung khong it nguoi biet nhung y nghia nay cua vai va lay Sự tích lễ Vu Lan và thực hư tích tháng Cô hồn

Lễ Vu Lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.