Chị Lành, chủ hàng hoa quả tại Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) cho biết, giá vải thiều đầu mùa năm nay chỉ chừng 35.000 - 50.000 đồng/kg tùy loại.
Tại các cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm sạch, giá bán lên đến 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên các trang mạng xã hội, giá vải được rao chỉ 35.000 đồng/kg... Cùng thời điểm này vào năm trước 2017, giá vải thiều bán tại chợ và các trang mạng xã hội với giá bán 90.000 đồng/kg, còn tại các cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm sạch, giá bán lên đến 106.000 - 120.000 đồng/kg.
Cùng thời điểm này vào năm trước 2017, giá vải thiều bán tại chợ và các trang mạng xã hội với giá bán 90.000 đồng/kg, còn tại các cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm sạch, giá bán lên đến 106.000 - 120.000 đồng/kg (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Anh Hùng - khách hàng mua vải tại chợ Phùng Khoang chia sẻ: “Vải đầu mùa chủ yếu là vải chua, vải u, tu hú, không được ngọt như vải chính vụ, nhưng nếu tầm này năm ngoái tôi mua với giá 100.000 đồng/kg, năm nay thì giá rẻ hơn hẳn, chỉ 35.000 đồng/kg nên tôi mua ba kg về để tủ lạnh ăn dần”.
Khảo sát về chất lượng vải thiều đầu mùa năm nay nhìn chung chất lượng ổn do thời tiết thuận lợi, mới đầu mùa nên vải không bị sâu cuống nhiều.
Bà Quý (chủ hàng hoa quả trên đường Nguyễn Xiển) chia sẻ: “Vải thiều năm nay rẻ hơn năm trước nên lượng khách hỏi mua khá nhiều, tôi phải đặt trước tại vườn ở Bắc Giang nên giờ mới có vải để bán, mỗi ngày tôi bán được khoảng 30kg đến 40kg, lãi khá nhiều bởi giá nhập tại vườn chỉ từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/kg tuỳ loại”.
Vải thiều bày bán trong cửa hàng chuyên kinh doanh hoa quả đã được gắn biển nhận diện có giá bán cao hơn chợ truyền thống (Ảnh minh họa) |
Vải thiều bày bán trong cửa hàng chuyên kinh doanh hoa quả đã được gắn biển nhận diện có giá bán cao hơn chợ truyền thống là bởi sản phẩm vải được tuyển chọn từ các nhà vườn trồng theo tiêu chuẩn Vietgap hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng ngon và thời gian bảo quản lâu hơn.
Dự tính, năm 2018 sản lượng vải 3 tỉnh ước đạt trên 217.000 tấn (Bắc Giang trên 150.000 tấn, Hải Dương 55.000 tấn, Hưng Yên 12.000 tấn).
Sản lượng nhãn của Hưng Yên và Sơn La khoảng 80.000 tấn (Hưng Yên ước đạt 41.200 tấn, Sơn La khoảng 38.000 tấn).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Thu Hà cho biết tỉnh này xác định vải là cây chủ lực trong phát triển kinh tế và diện tích trồng vải năm nay gần 29.000ha, sản lượng đạt 150.000- 180.000 tấn (tăng 90.000 tấn, gần 2 lần so với 2017). "Sản lượng tăng mạnh cũng sẽ áp lực trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm".
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Thu Hà cho biết tỉnh này xác định vải là cây chủ lực trong phát triển kinh tế và diện tích trồng vải năm nay gần 29.000ha, sản lượng đạt 150.000- 180.000 tấn (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Do thời gian thu hoạch ngắn, khó khăn nhất là khâu sơ chế, bảo quản, chủ yếu bảo quản trong thùng xốp ướp lạnh nên việc xuất khẩu thị trường xa gặp nhiều khó khăn", bà Hà nêu vấn đề.
Theo báo Tuổi trẻ, Cục trưởng Nguyễn Hồng Sơn, tỉ trọng vải tiêu thụ nội địa hiện đạt khoảng 50% và đang có xu hướng gia tăng (Hà Nội, TP.HCM là những thị trường tiêu thụ lớn).
Đến nay, vải đã được kết nối tiêu thụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại mạng lưới các siêu thị lớn Metro, Co.opmart, Happro, BigC... và các chợ đầu mối và được xuất khẩu đến nhiều quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia...
Theo Cục trưởng Nguyễn Hồng Sơn, tỉ trọng vải tiêu thụ nội địa hiện đạt khoảng 50% và đang có xu hướng gia tăng (Hà Nội, TP.HCM là những thị trường tiêu thụ lớn) (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Nhưng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Trần Công Trưởng cho biếtTrung Quốc hiện đang áp dụng chính sách chính ngạch, vì vậy để hàng hoá thuận lợi xuất sang Trung Quốc, các địa phương tuyên truyền đến các doanh nghiệp, các đơn vị tiêu thụ chú trọng đến việc dán tem truy xuất nguồn gốc và xin giấy phép chụp hình ảnh bao bì nhãn mác, bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng.
Bà Hà - Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang, vì vậy đề xuất các bộ, ngành sớm đàm phán với Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm vải xuất khẩu, đồng thời đề nghị phía Trung Quốc đồng ý mô hình thông quan "2 quốc gia, 1 kiểm tra".
Lo bị cắt điện luân phiên, nhiều người đua nhau đi mua máy phát đầu hè
Nắng nóng đỉnh điểm, rút kinh nghiệm từ những năm trước, bị cắt điện luân phiên nên nhiều người đã đi mua máy phát điện ... |
Hoa quả giải nhiệt đua nhau giảm giá tại các siêu thị
Thời tiết đang bước vào thời gian nắng nóng đỉnh điểm, những ngày qua có nơi nhiệt độ đã lên tới 37 độ, người dân ... |
Bảy loại quả Trung Quốc bán tràn chợ Việt: Đẹp long lanh, rẻ như rau
Trong vòng 2 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã chi tới 1.120 tỷ đồng để nhập các loại rau quả từ Trung Quốc. Các ... |
Kinh doanh 14:23 | 12/10/2019
Nhà đất 06:52 | 10/10/2019
Đô thị 16:43 | 29/09/2019
Đô thị 20:17 | 19/09/2019
Đô thị 15:40 | 10/09/2019
Nhà đất 15:26 | 19/08/2019
Tiêu dùng 06:48 | 11/07/2019
Tiêu dùng 06:48 | 18/06/2019