Bắc Giang đã tiêu thụ gần 17.000 tấn vải thiều, chuẩn bị đưa trái vải lên sàn thương mại điện tử

Vải thiều đầu mùa tại Bắc Giang năm nay có giá 45.000 đồng/kg, đang vào vụ với giá trung bình 25.000 đồng/kg và đã tiêu thụ nội địa được gần 17.000 tấn.

Tính đến chiều 1/6, tổng sản lượng vải thiều sớm đã tiêu thụ của toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 16.725 tấn, giá bán bình quân 25.000 đồng/kg. Mùa vải thiều sớm năm nay, tình hình tiêu thụ ở Bắc Giang khá thuận lợi, giá bán đầu vụ có lúc tới 45.000 đồng/kg.

Vải thiều sớm của Bắc Giang tập trung chủ yếu tại 2 huyện Tân Yên và Lục Nam, đang trong thời gian thu hoạch rộ. Mỗi ngày, các huyện tiêu thụ bình quân được khoảng 1.000 tấn.

Bắc Giang đã tiêu thụ gần 17.000 tấn vải thiều, chuẩn bị đưa trái vải lên sàn thương mại điện tử - Ảnh 1.

Vải thiều Bắc Giang đã được bán tại siêu thị TP HCM, với giá 55.000 đồng/kg. (Ảnh: Quốc Minh).

Thị trường tiêu thụ vải thiều Bắc Giang đầu vụ 2020 chủ yếu là trong nước, ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Lào Cai… Các thương nhân thu mua tại điểm cân, sau đó vận chuyển tiêu thụ bằng container, xe tải, xe máy. Địa phương cho biết hiện chưa có thương nhân Trung Quốc thu mua vải thiều.

Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, vải thiều là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương, giá trị sản xuất hàng năm ước đạt khoảng 4.000-4.500 tỉ đồng, chưa tính thêm doanh thu từ các dịch vụ phụ trợ, chiếm 25-28% giá trị ngành trồng trọt của tỉnh.

Vụ vải năm 2020, sản lượng tại Bắc Giang ước đạt khoảng 160.000 tấn, tăng hơn 10.000 tấn so với năm trước. 

Địa phương đã mở rộng diện tích sản xuất vải thiều, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, áp dựng các giải pháp kĩ thuật mới để tăng năng suất, chất lượng và mẫu mã vải thiều Bắc Giang.

Bắc Giang cũng sớm xây dựng kế hoạch, lên phương án, kịch bản tiêu thụ vải thiều, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, thương nhân đến địa phương tìm hiểu, thu mua vải.

Đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử, tiếp cận Nhật Bản, Singapore

Đáng chú ý, năm nay, lần đầu tiên UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang triển khai thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử vải thiều, nhằm đa dạng hóa kênh quảng bá, mua bán sản phẩm vải thiều tới các thị trường trong và ngoài nước.

Để đảm bảo sàn giao dịch khai trương, hoạt động hiệu quả, tỉnh có các giải pháp bảo quản lạnh hàng nông sản đóng hộp, vận tải đa phương thức, xuất khẩu đến các thị trường tiềm năng Trung Quốc, EU, Nhật Bản…

Bắc Giang đã tiêu thụ gần 17.000 tấn vải thiều, chuẩn bị đưa trái vải lên sàn thương mại điện tử - Ảnh 2.

Bắc Giang chuẩn bị đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử, tiếp cận Nhật Bản, Singapore. (Ảnh: Tri thức trực tuyến).

Hôm 29/5, Sở Công Thương Bắc Giang phối hợp Thương vụ Việt Nam tại Singapore và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh vào thị trường này.

Hội nghị đã thu hút hàng nghìn người là đại diện các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản ở trong nước cũng như tại Singapore, tham gia ở 88 điểm cầu.

Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang Trần Quang Tấn cho biết tỉnh có 15.000 ha vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là 218.000 ha, được Mỹ cấp mã số IRADS, Nhật Bản chấp thuận 19 mã vùng trồng, Trung Quốc chấp thuận 149 mã vùng trồng và 288 cơ sở đóng gói… do đó sẵn sàng đủ các điều kiện, đáp ứng đủ số lượng vải thiều xuất khẩu sang Singapore.

Hiện nay, thị trường Singapore rất chuộng trái vải Việt Nam vì độ thơm, ngon, nhưng vẫn chủ yếu nhập sản phẩm thông qua các nhà buôn Trung Quốc, lượng nhập trực tiếp từ Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, việc đưa được vải thiều Bắc Giang vào thị trường Singapore là rất quan trọng, tạo tiền đề để xuất khẩu các nông sản chủ lực khác của tỉnh.

Bắc Giang cũng cam kết thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, thương nhân đến giám sát, thu mua vải thiều, nhất là các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài, không để xảy ra sự cố về thủ tục hành chính, ảnh hưởng tình hình tiêu thụ sản phẩm.

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.