Thông tin từ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho phép hơn 300 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều, nhưng phải thực hiện cách li 14 ngày phòng dịch Covid-19.
Hiện số thương nhân Trung Quốc này cũng vừa được Cục Quản lí xuất nhập cảnh (Bộ Công an) cấp visa nhập cảnh vào địa bàn để thu mua vải thiều.
Thủ tướng đồng ý cho hơn 300 thương nhân Trung Quốc vào thu mua vải thiều Bắc Giang. (Ảnh: TTO).
Do Trung Quốc vẫn là thị trường chính tiêu thụ vải thiều nên để giải quyết khó khăn trong công tác xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm giữa bối cảnh phòng chống dịch Covid-19, trước đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và Cục Quản lí xuất nhập cảnh tạo điều kiện, cho phép thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào địa bàn.
Lãnh đạo huyện Lục Ngạn khẳng định đã triển khai các phương án cách li, phòng chống dịch nghiêm ngặt, an toàn theo đúng quy định.
Cụ thể, ngay sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, các thương nhân Trung Quốc sẽ được tổ chức đón, đưa về các khu cách li do địa phương chuẩn bị.
Sau 14 ngày cách li và thực hiện xét nghiệm theo quy định, thương nhân Trung Quốc sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành cách li, có thể giao dịch thu mua vải thiều bình thường tại Bắc Giang.
Lãnh đạo huyện Lục Ngạn cũng cho biết phía Trung Quốc đang phối hợp tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để thương nhân nước này sang Việt Nam phối hợp thu mua vải thiều.
Về xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, lãnh đạo huyện Lục Ngạn cho biết đến nay đã có 3 doanh nghiệp đăng kí mã vườn trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này, gồm Công ty A.meii, Công ty Chánh Thu và Công ty Xuất nhập khẩu Toàn Cầu.
Trong đó, Công ty Toàn Cầu đã lắp đặt dây chuyền khử trùng, xông hơi vải thiều với công suất 20 tấn/ngày, bảo quản lạnh giữ được 60 ngày, nhằm bảo đảm việc đóng gói, thu mua, xuất khẩu sang Nhật Bản.
Đồng thời, công ty này cũng tiêu thụ 30 tấn vải ép nước đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Cơ quan chức năng huyện Lục Ngạn cũng như tỉnh Bắc Giang cho biết đã phối hợp rất tốt với phía Nhật Bản, tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên đầu tháng 6 tới, chuyên gia Nhật mới sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát việc đóng gói thu hoạch vải thiều tươi.
Hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp visa cho chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật, để về Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nói trên.
Theo báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn, năm 2020 huyện duy trì gần 15.300 ha vải thiều, trong đó vải chín sớm khoảng 2.000 ha. Do thời tiết không thuận lợi, tỉ lệ vải ra hoa chỉ đạt khoảng 65% diện tích.
Địa phương cũng có 11.000 ha diện tích vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP khoảng 100 ha.
Dự báo, sản lượng vải năm nay đạt trên 85.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18.000-20.000 tấn. Hiện toàn huyện đã thu hoạch, tiêu thụ được khoảng 415 tấn vải chín sớm, giá bán ở mức cao, trung bình từ 30.000-35.000 đồng/kg... Từ giữa tháng 6 tới sẽ thu hoạch vải chính vụ.
Ngoài ra, huyện Lục Ngạn còn phát triển các phương án du lịch mùa vải thiều, xây dựng các tour, tuyến tham quan du lịch miệt vườn.
Diễn đàn Đầu Tư Việt Nam 2025 - Mid-Year Update do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào lúc 13h30 ngày 03/06/2025 tại Khách sạn L7 West Lake Hanoi by LOTTE, TP Hà Nội.
Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính, các định chế tài chính, đại diện từ các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.
Trong giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi với những tác động chính sách, Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
BTC dành số lượng vé hạn chế cho độc giả Việt Nam Mới. Vui lòng đăng ký và hoàn thành khảo sát tại đây để xác nhận tham dự.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020