Trong cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại), ở phần nghi lễ cưới hỏi - thách cưới, Đại đức Thích Minh Nghiêm có chia sẻ rất chi tiết về tục cưới hỏi của người Việt Nam ta như sau: Người ta nói, vợ chồng là đầu ngũ luân (năm mối quan hệ: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè). Lập gia đình là một hình thức củng cố xã hội, sinh sản cho nòi giống vững mạnh.
Lễ cưới là gốc của vạn phúc, vì vậy xã hội nào, gia đình nào cũng mong tổ chức lễ kết hôn thật chu đáo. Theo hôn nhân truyền thống ở nước ta từ xưa, tục cưới hỏi phải trải qua 6 lễ:
- Lễ nạp thái.
- Lễ vấn danh.
- Lễ nạp cát.
- Lễ nạp chính, còn gọi là lễ nạp tệ.
- Lễ thỉnh kì, tức là lễ xin cưới.
- Lễ thân nghinh (còn có nơi gọi là thành nghênh).
Lễ cưới là gốc của vạn phúc, vì vậy gia đình nào cũng mong tổ chức cưới hỏi cho con em mình thật chu đáo (Ảnh minh họa: Shutterstock). |
Cụ thể, lễ nạp thái dân gian gọi là lễ chạm ngõ, một lễ đơn giản để bà mối dẫn đầu đoàn của nhà trai sang thăm nhà gái. Số lượng các thành viên trong đoàn khá đơn giản nhưng phải là người có óc quan sát, có tài trò chuyện đối đáp và bắt buộc phải có chú rể đi cùng.
Lễ này là để hai bên gia đình trao đổi thăm dò, thực chất là một dạng lễ xem mặt và xem tướng của cô gái (bao gồm từ dung mạo tới nét mặt, dáng đi, giọng nói, cử chỉ, khả năng nấu nướngm quán xuyến lo liệu việc nhà), đồng thời cũng là cơ hội để nhà trai xem gia cảnh và gia phong của nhà gái.
Lễ nạp thái là chặng đầu tiên của cuộc hôn nhân nhưng chưa có tác dụng ràng buộc hai bên. Một trong hai phía không bằng lòng thì hoàn toàn có thể nói với bà mối để không tiến hành tiếp các lễ phía sau.
Lễ vấn danh là để hai bên trao đổi danh thiếp, nhà trai thông qua người mối, cử một đoàn vài ba người với lễ vật gồm chè, rượu, trầu, cau đến nhà gái để biết thông tin gồm ngày, tháng, năm sinh của cô gái về xem tuổi (còn gọi là so tuổi). Lễ này cũng giống lễ nạp thái, chưa phải là bước quyết định của hôn nhân.
Nếu mệnh hai người tương sinh thì rất hợp, ví như chồng mệnh Kim, vợ mệnh Thủy, Kim sinh Thủy là tương sinh. Trái lại chồng mệnh Kim vợ mệnh Mộc, Kim khắc Mộc là tương khắc. Tiếp đến người ta còn xét kĩ tới hệ can chi để tính toán được chuẩn xác và phù hợp hơn.
Ngày nay, nhiều cặp vợ chồng ăn ở với nhau rất hạnh phúc mà không cần so tuổi, chọn ngày để tiến hành hôn lễ. Xưa lễ này cũng thể hiện thói quen vào thuật số và được duy trì đến giờ, mỗi nơi có thể sẽ có biến thể hoặc sự nệ cổ khác nhau.
Hình ảnh một đám cưới của gia đình quyền quí xưa (Ảnh minh họa: Lao động Thủ đô). |
Lễ nạp cát trong dân gian gọi là lễ ăn hỏi. Sau lễ vấn danh, bên nhà trai thấy đôi trẻ hợp tuổi liền đánh tiếng để xin làm lễ ăn hỏi. Nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt và hỏi ý kiến nhà gái các chi tiết cụ thể về số lễ vật.
Ngày xưa lễ này ở nông thôn thường có một vài buồng cau to độ ba, bốn trăm quả (đủ số cau biếu, mỗi phần ba quả, ít đi là một quả, không bao giờ hai quả - vì cho đó là thô tục); dăm chai rượu trắng, một mâm xôi gấc, một cái thủ lợn. Ở thành phố thì xôi gấc, lợn quay, trà, rượu màu và bánh trái, trầu, cau… Sau này người ta bỏ bớt xôi gấc, lợn quay mà thay vào đó là các loại bánh dân tộc như: Bánh chưng, bánh dày, bánh cốm, bánh phu thê.
Bánh cốm gói lá chuối xanh kèm với bánh phu thê làm bằng loại bột lọc, nhuộm màu vàng như ngọc. Bánh cốm tượng trưng cho âm, bánh phu thê tròn tượng trưng cho dương (cũng biểu thị nam và nữ, trời và đất). Bánh cốm, bánh phu thê (có nơi gọi là bánh su sê) lại thêm mứt sen, chè cân loại hảo hạng, cau tươi và trầu không sao cho tương xứng với số bánh trái trên, cùng với dăm ba chai rượu màu.
Bánh su sê hay bánh phu thê?
Đại đức Thích Minh Nghiêm lí giải đơn giản rằng: Trong lễ cưới, bánh phu thê hay còn gọi là bánh su sê là lễ vật không thể nào thiếu. Bánh này làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít. Khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa. Vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm. Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm. Đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.
|
Sau lễ nạp cát là tới lễ nạp chính (cũng gọi là lễ nạp tệ). Đúng như tên gọi, “nạp tệ” tức là nộp tiền, hai nhà gặp nhau chủ yếu để xem bên nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp những gì. Xưa cuộc bàn bạc này gọi là “thách cưới”, trong đó nhà gái có thể đưa ra yêu cầu, đỏi hỏi rất nhiều thứ nhưng có phân rõ lễ với nhà giàu, nhà nghèo.
Khi hai bên thống nhất được về lễ vật và đồ thách cưới, hai nhà tiến hành lễ thỉnh kì – hẹn ngày xin cưới. Lúc này, đồ dẫn cưới nhà trai đã đưa sang nhà gái, việc cần làm tiếp theo là xin hẹn ngày, giờ đón dâu với nhà gái. Lễ này diễn ra hết sức đơn giản và không có gì cản trở.
Lễ thứ 6 trong tục cưới hỏi truyền thống là lễ thân nghinh – lễ đón dâu. Người con gái về nhà chồng là ngày cưới, ngày vui, ngày hạnh phúc nhất của đời người nên nghi lễ đón dâu rất trang trọng. Xưa lễ này cần kiêng kị một số điều như: Không cưới trong kì đại tang, tránh tổ chức vào giờ xấu và tránh tháng 7 âm lịch.
Tục thách cưới hay dở ra sao?
Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng cho nam nữ thanh niên nhưng luật tục vẫn gò bó, trói buộc. Thách cưới cũng chính là một lệ tục lạc hậu, rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái. Trong tục lệ cưới hỏi bất luận thời xưa hay ngày nay, đã là “thách” thì đa phần là dở nhưng là dở nhiều hay dở ít mà thôi.
Như đã nói ở trên, trong lễ nạp tệ, nhà gái có quyền đòi hỏi yêu cầu nhiều thứ, từ các đồ quí về trang sức như vòng, xuyến, hoa tai, xà tích, quần áo, bạc trắng, tiền giấy, gạo, lợn, rượu…
Tục lệ cho thấy, đã gọi là “thách” thì nhà gái thường nói đội lên những yêu cầu rất cao về các đồ sính lễ. Nhà trai tùy khả năng có thể mà đáp ứng, có khi bên nhà gái đòi mười, bên nhà trai chỉ có hai, ba nên thậm chí sẽ xảy ra cảnh cò kè bớt một thêm hai.
Khi thách cưới, nhà gái thường nói đội lên những yêu cầu rất cao về các đồ sính lễ, nhà trai tùy khả năng có thể mà đáp ứng (Ảnh minh họa: Phunutoday). |
Xưa kia, nhiều trường hợp dở khóc dở cười vì thách cưới cũng đã diễn ra. Như có chuyện, nhà gái túng thiếu không đủ tự lực cung cấp cho đủ cái lệ làng, “trả nợ miệng” nên đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Nhiều trường hợp, thách cưới trong gia đình nhà gái sinh ra tệ hại không phải do bố mẹ cô dâu mà bởi một vài bà cô, ông bác khó tính quá cầu kì, lằng nhằng. Họ yêu cầu nhà trai đủ thứ từ nữ trang, tiền mặt tới số mâm cỗ cưới linh đình khiến chú rể và bố mẹ phải chạy ngược chạy xuôi, lo việc xong chỉ còn cách “kéo cày trả nợ”.
Nếu hai bên nhà trai nhà gái đi lại nhiều năm, đã hiểu và thông cảm cho nhau, cùng nhau hợp lực vun đắp cho hạnh phúc đối phương nhưng cũng không thể mang tiếng là “cho không” nên sẽ tìm phương án phù hợp nhất để toại lòng tất cả. Cũng có biệt lệ là bố mẹ cô dâu phải xuất ra gấp năm gấp mười lần và sau khi thành thân còn cho con gái con rể nhiều thứ nhưng khi gặp mặt làm lễ vẫn phải lớn tiếng thách cưới cao để tránh xì xào, đàm tiếu của người đời.
Trường hợp xấu nhất, nhà trai không thể đáp ứng được đầy đủ, việc cưới xin đành phải tạm hoãn, nếu thực tình không cố được họ sẽ buộc phải chối từ hôn sự dù khá vất vả mới đi được tới bước này. Những cảnh huống như vậy, về tình cảm cả hai bên đều sẽ tổn thương ít nhiều. Nhưng thật ra nỗi thiệt thòi lớn nhất chính lại rơi vào thân phận người con gái, bởi xã hội khi ấy coi rằng, người này đã mang tiếng một đời chồng.
Thách cưới “hay ít” là để dành cho những gia đình có học thức, không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương với ý đồ chọn rể con nhà gia thế với hi vọng tương lai con mình còn được “lọng anh đi trước, lọng nàng theo sau”.
Lễ vật thách cưới cũng phân giàu nghèo Đại đức Thích Minh Nghiêm chia sẻ trong cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại) như sau: Thời xưa, với nhà nghèo, chuyện lễ vật thách cưới thường khá đơn giản, người ta khi ấy chỉ lưu ý đến những cái tối thiểu về lễ nghi, đạo đức. Thường là cần ba lễ mặn nhưng là lễ mặn nhà nghèo, không cần cao lương mĩ vị, không cần giò, nem, ninh, mọc mà mỗi lễ chỉ gồm đĩa xôi và con gà luộc kèm theo trầu, cau, rượu là được. Ba lễ đó chính là: Lễ nhà tộc trưởng bên vợ, lễ tại nhà thờ cậu của vợ và lễ gia tiên tại nhà. |
Tranh cãi chuyện nhà gái thách cưới nhà trai 100 triệu đồng Thách cưới nhà trai 100 triệu đồng - câu chuyện mà facebook T.T.N đăng tải trên diễn đàn dành cho chị em phụ nữ đã ... |
Hủy hôn vì không lo được tiền thách cưới, chú rể bị nhà cô dâu kiện Một chàng trai ở Thái Lan đã trốn đến đám cưới của chính mình và đang bị gia đình vị hôn thê kiện. |
Vì sao đám cưới đưa dâu phải xem ngày? Ngày cưới là ngày vui của cặp uyên ương và gia đình đôi bên. Để đám cưới thêm phần trọn vẹn, trong hôn lễ, nên ... |
Những đám cưới hỏi độc lạ nhất Việt Nam Thông thường đoàn ăn hỏi nhà trai dùng phương tiện đi lại là ô tô, xích lô, xe máy hoặc đi bộ để đến nhà ... |
Ý nghĩa của số lần vái lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt Trong văn hóa thờ cúng của người Việt số lần vái lạy mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Tùy theo từng trường hợp, chúng ... |
Tại sao lại đốt vàng mã vào các lễ cúng và giỗ đầu cho người đã khuất? Dân tộc Việt Nam ta coi “đạo hiếu” là tiêu chuẩn hàng đầu thể hiện trong đạo làm người. Nghi thức tang lễ của người ... |
Lập bàn thờ vọng cần thực hiện nghi thức thế nào? Bàn thờ vọng áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong ... |
Văn khấn khi dọn đến nhà mới và văn khấn gia tiên hay dùng Chuyển đến nhà mới là việc trọng đại của mỗi gia đình, thường gia chủ khi nhập trạch đều chuẩn bị lễ cúng với văn ... |
Nhà chật, muốn đặt bàn thờ ngoài ban công cần hết sức lưu ý những điều này Đặt bàn thờ ở đâu luôn là câu hỏi lớn đối với những gia chủ có nhà chật. Vậy đặt bàn thờ ở ban công ... |
Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng có phạm điều cấm kỵ? Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ, bởi theo phong tục, đi lấy chồng chỉ thờ cúng tổ ... |
Tục thờ cúng tổ tiên là bản sắc văn hóa của người Việt Nam Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ... |
Cổ học 01:00 | 18/02/2019
Cổ học 11:11 | 17/02/2019
Cổ học 08:59 | 01/11/2018
Cổ học 09:52 | 30/10/2018
Cổ học 07:12 | 27/10/2018
Cổ học 04:13 | 26/10/2018
Cổ học 03:04 | 26/10/2018
Cổ học 06:08 | 21/08/2018