Vào những dịp Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 âm hay những dịp cầu nguyện cho bản thân hay gia quyến, người Việt Nam hay tổ chức phóng sinh. Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng từ bi bác ái, mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh (con vật) trước khi phóng sinh. Đồng thời hành động này cũng thể hiện lòng từ bi của người con Phật, tâm không mong cầu lợi ích cho riêng bản thân mình nhưng phước báu lại to lớn vô cùng.
Khi phóng sinh chúng ta cần chuẩn bị lễ vật, thực hiện bài khấn phóng sinh và chú ý những điều đặc biệt sau:
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện PGVN: “Phóng sinh là khi gặp một con vật bị nạn, mình ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, mình bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng. Phóng sinh xuất phát từ lòng thiện của con người, không vì một mục đích gì cả, và cũng không cần công khai cho người khác biết. Đó mới là ý nghĩa thực sự của phóng sinh”.
Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện PGVN (Ảnh: VOV) |
Trong thực tế cuộc sống, mọi người hay chọn chim, cá, lươn, ốc… để phóng sinh. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình, không bắt buộc số lượng nhiều hay ít. Dân gian còn kiêng phóng sinh loài nào thì không nên ăn ngay loài đó (thể hiện tâm từ bi không phân biệt chỗ cứu, chỗ ăn).
Chúng sanh nay có bấy nhiêu
Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn
Các ngươi trước lòng trần tục lắm
Nên đời nay chìm đắm sông mê
Tối tăm chẳng biết làm lành
Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân
Do vì đời trước ác tâm
Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng
Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng
Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh
Do vì ghen ghét, tham sân
Do vì lợi dưỡng hại người làm vui
Do vì gây oán chuốc thù
Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng
Do vì chia cách, giam cầm
Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình
Cầu xin Phật lực từ bi
Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương
Nay nhờ Tăng chúng hộ trì
Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau
Hoặc sanh lên các cõi trời
Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành
Hoặc sanh lên được làm người
Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..
Chúng sanh Quy y Phật
Chúng sanh Quy y Pháp
Chúng sanh Quy y Tăng….
Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)
Khi phóng sinh, ta phải xuất phát từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi (Ảnh: Phunutoday) |
- Khi phóng sinh, ta phải xuất phát từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi (như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh…). Vì nếu không như vậy, việc phóng sinh tuy có tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế, bởi tâm từ bi không khởi sinh, chưa nói gì đến chuyện nuôi dưỡng. Phóng sinh theo kiểu hùa theo số đông, mang tính lễ nghi hình thức, không có thiện niệm khi thực hiện cũng là hành vi sai lạc với bản chất của việc phóng sinh.
- Phóng sinh phô trương đi kèm hoạt động cúng tế ồn ào của một số bộ phận người Việt đang làm là không đúng với bản chất của việc phóng sinh lễ Vu Lan. Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt, vì pháp sự này không nên kích thích lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức.
- Phóng sinh là tự do, không phân lượng lớn nhỏ, ít nhiều, không chọn ngày giờ tốt xấu… Có thể chỉ cần phóng sinh một con cá, quan trọng là đảm bảo cá vẫn mạnh khỏe khi thả. Khi thả không nên cầm cả xô hay túi vứt xuống ao, hồ, sông, suối mà nên bốc từng nắm nhẹ nhàng thả xuống ở nhiều nơi, không tập trung một chỗ.
Phóng sinh là tự do, không phân lượng lớn nhỏ, ít nhiều, không chọn ngày giờ tốt xấu (Ảnh: Đời sống pháp luật) |
- Đảm bảo con vật được phóng sinh có môi trường rộng rãi, an toàn trước khi được phóng sinh. Tránh trường hợp mua vài trăm con cá đựng chật chội trong một chiếc xô, khi phóng sinh thì ắt sẽ có cá chết.
- Tìm hiểu môi trường sinh tồn của sinh vật, chọn nơi con vật được phóng sinh có thể sống ở đó lâu dài không bị bắt, hay do môi trường xấu quá mà chết. Ví dụ không thả cá nước mặn (biển) xuống môi trường nước ngọt (ao hồ).
- Không phóng sinh vào môi trường nhiều động vật ăn thịt, khó sinh tồn, hay môi trường sát hại động vật khác, ví như không thả rùa chuyên ăn cá vào ao cá, cũng như không thả cá vào ao hồ toàn rùa ăn cá.
- Tuyệt đối tránh phóng sinh những loài động vật xâm hại ngoại lai như rùa tai đỏ, cá chim trắng... vì hành động này vô tình sẽ góp phần làm tăng nguy cơ đảo lộn hệ sinh thái, hủy diệt quần thể động vật bản địa.
Thao tác phóng sinh phải nhanh nhẹn, nghi lễ ngắn gọn nhưng đủ sức tế độBan thông tin truyền thông, Giáo hội Phật giáo khuyến cáo: “Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng Đại từ Đại bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh. Nhưng chúng ta cũng không nên quá tin vào hình thức, tiến hành những nghi lễ rườm rà, câu nệ. Khi phóng sinh, thao tác phải nhanh nhẹn, rốt ráo; nghi lễ ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ; không nên nặng phần hình thức, tránh cho các sinh vật phải chịu kéo dài nỗi khổ sợ hãi, ngột ngạt, tù túng vì bị giam cầm; có khi chúng phải mất mạng trước khi được ta phóng thích”. |
XEM THÊM
Những kiêng kị cần chú ý và thời điểm phù hợp để lau dọn bàn thờ tháng cô hồn
Khi chọn được thời điểm phù hợp nhất để lau dọn bàn thờ dịp tháng cô hồn, chúng ta nên chú ý tuân thủ theo ... |
Vì sao rằm tháng 7 cúng cô hồn và lễ Vu Lan phải làm trước 15 âm lịch?
Nhiều gia đình Việt Nam thường làm cỗ cúng cô hồn và cúng lễ Vu Lan từ ngày mùng 2/7 tới hết ngày 14/7 âm ... |
Rằm tháng 7, không cúng cô hồn được không, nếu cúng nên chọn giờ nào?
Tháng cô hồn, nhà nhà đều có thói quen cúng trước hoặc gần rằm. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, liệu rằm tháng ... |
Lễ Vu Lan vì sao nên đến chùa?
Lễ Vu Lan là dịp để những người con bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các bậc cha mẹ dù còn sống hay ... |
Rằm tháng 7 phân biệt lễ Vu lan và cúng cô hồn
Ngày xá tội vong nhân hàng năm trùng với lễ Vu Lan, ngày lễ báo hiếu cha mẹ của Phật giáo. Chính vì thế, không ... |
TT. Thích Đức Thiện: 'Lễ Vu lan không phải ngày Xá tội vong nhân'
Lễ Vu lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Đây là một ngày lễ lớn của các tăng ni, phật tử trong Phật giáo. |
Khấn lễ bằng smart phone thành tâm liệu có được thần linh phù hộ?
Nếu tìm được các bài văn khấn vào đúng các dịp quan trọng như ngày rằm, mùng một, đặc biệt là rằm tháng 7 âm ... |
8 sai lầm cần tránh khi phóng sinh mùa Vu Lan
Phóng sinh là một nét văn hóa quen thuộc trong ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam. Để không làm hỏng ý nghĩa của hành ... |
Qua rằm tháng 7 âm, có phải tiếp tục kiêng kị tháng cô hồn?
Nhiều người có chung thắc mắc là qua Rằm tháng bảy âm liệu có còn phải thực hiện những kiêng kị tháng cô hồn mà ... |
Mâm cúng ngày Tết Trung Nguyên - rằm tháng 7 cần có những gì?
Không như các dịp lễ khác, mâm cỗ cúng Tết Trung Nguyên - rằm tháng 7 được chia thành ba phần riêng biệt: cỗ chay ... |
3 bài văn khấn rằm tháng 7 cô hồn chuẩn nhất
Ông cha ta thường có câu: “Cả năm không bằng rằm tháng 7, cả thảy không bằng rằm tháng giêng”, Ngoài những ngày Tết Nguyên ... |
Thời sự 06:07 | 25/08/2018
Thời sự 00:21 | 25/08/2018
Cổ học 00:12 | 25/08/2018
Lối sống 08:32 | 24/08/2018
Cổ học 04:23 | 24/08/2018
Cổ học 08:12 | 23/08/2018
Cổ học 03:37 | 23/08/2018
Cổ học 01:22 | 23/08/2018