Tiềm năng từ những vùng trồng cây dược liệu của Việt Nam

Sử dụng dược liệu (cây thuốc) để chữa bệnh đã được ông cha ta áp dụng từ xa xưa. Và cho đến tận ngày nay, khi y học hiện đại phát triển vượt bậc thì các cây dược liệu vẫn còn được sử dụng phổ biến và là nguyên liệu gốc của nhiều loại thuốc hay thực phẩm chức năng. 
 
tiem nang tu nhung vung trong cay duoc lieu cua viet nam Thủ tướng muốn đánh thức tiềm năng dược liệu Việt Nam
tiem nang tu nhung vung trong cay duoc lieu cua viet nam 80% dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc
tiem nang tu nhung vung trong cay duoc lieu cua viet nam
Việt Nam có khoảng 6000 loài thảo dược có tác dụng chữa bệnh, trong đó có 600 loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: shutterstock)

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn còn chữa bệnh bằng những loại cây có sẵn trong tự nhiên. Và hiện nay, xu thế chung của toàn cầu là dùng những loại thuốc điều trị bệnh có nguồn gốc thảo dược, thành phần từ tự nhiên để đảm bảo tính an toàn.

tiem nang tu nhung vung trong cay duoc lieu cua viet nam

Chúng ta mới phát hiện thêm 3.984 loài dược liệu mới, có tác dụng điều trị bệnh trong 20 năm qua. (Ảnh: nongnghiep)

PGS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Trong suốt 20 năm qua, chúng ta đã phát hiện mới 3.984 loại nấm và thực vật có thể chữa bệnh. Đó quả là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, trong số 730 giống thuốc đang được bảo tồn thì có đến 600 loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng”.

Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý.

Theo thống kê, cả nước có khoảng 6000 loài thảo dược, có thể phục vụ chữa nhiều bệnh khác nhau. Nhưng do khai thác liên tục và không chú ý đến việc tái sinh, cho nên nguồn dược liệu trong nước hiện tại chỉ có thể đáp ứng được 10 - 20% nhu cầu sử dụng của người dân, số còn lại chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

tiem nang tu nhung vung trong cay duoc lieu cua viet nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong một buổi tham quan và làm việc với nhà máy Traphaco Sapa tại tỉnh Lào Cai. (Ảnh: VOV)

Để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc được chế biến từ thảo dược của đông đảo người dân, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định 1976, phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.


tiem nang tu nhung vung trong cay duoc lieu cua viet nam
Các loài cây dược liệu ở Việt Nam đa dạng và phong phú, tiềm năng mang lại nguồn lợi lớn

Cụ thể, cả nước sẽ có 8 vùng dược liệu trọng điểm lần lượt là: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Cả 8 vùng này sẽ phấn đấu quy hoạch và phát triển 54 loài dược liệu. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, và phấn đấu đến năm 2030 là 80%.

tiem nang tu nhung vung trong cay duoc lieu cua viet nam
8 vùng trồng cây dược liệu được phân bố theo điều kiện thời tiết cũng như là địa hình của nước ta.

Bên cạnh việc chú trọng bảo vệ và phát triển các vùng trồng cây dược liệu, quyết định 1976 cũng nêu rõ sẽ đẩy mạnh đầu tư và quy hoạch lại các cơ sở chế biến, chiết xuất và bảo quản dược liệu. Xây dựng Trung tâm nghiên cứu các giống cây thuốc tại Viện dược liệu - Bộ y tế để nghiên cứu, chọn lọc ra những giống cây chất lượng nhất, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.