Tiến sĩ 8X nhận giải thưởng Quả cầu vàng 2018 chỉ nghỉ thai sản 1 tháng

TS. Phạm Thị Phương Thùy, giảng viên khoa Công nghệ sinh học, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM được trao tặng danh hiệu Quả cầu vàng 2018 chia sẻ về đam mê công việc nghiên cứu khoa học của mình.

TS. Phạm Thị Phương Thùy (SN 1983), giảng viên khoa Công nghệ sinh học, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM được trao tặng danh hiệu Quả cầu vàng 2018 lĩnh vực Công nghệ môi trường do những đóng góp và nỗ lực của chị trong việc nghiên cứu khoa học.

Phòng thí nghiệm là nhà

Vốn là người thông minh, ham mê học hỏi, TS. Phạm Thị Phương Thùy sớm bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và tìm được công việc tốt với mức lương cao tại Singapore.

Chia sẻ về công việc của mình, chị Phương Thùy cho biết thời gian của chị chủ yếu tại phòng thí nghiệm và nơi làm việc. Đặc trưng công việc phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu nên công việc kết thúc rất muộn, thông thường sau 12h tối.

Kể về khoảng thời gian theo học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Hàn Quốc, Phương Thùy bộc bạch đã từng rất cô đơn. "Khi sự khác biệt về ngôn ngữ cũng như văn hóa giữa các quốc gia khiến Thùy khó khăn trong việc kết bạn và có những mối quan hệ thân thiết lâu dài, môi trường làm việc lại chủ yếu tiếp xúc với một nhóm đồng nghiệp, nên Thùy đã từng muốn bỏ hay đổi một công việc khác", TS. Thùy chia sẻ.

Thời gian làm việc ở Singapore, vợ chồng chị nhận tin vui mang bầu bé thứ hai. Tuy nhiên, do đặc thù công việc nghiên cứu cần đảm bảo đúng tiến độ cũng như yêu cầu công việc không thể thay thế nên đây là khoảng thời gian Thùy đấu tranh nội tâm nhiều nhất.

Phương Thùy kể: "Mình đã có suy nghĩ sẽ lựa chọn giữa con cái và công việc. Tuy nhiên, mình là người tham vọng nên muốn hoàn thành tốt cả công việc nghiên cứu và vai trò một người mẹ. Dù bụng bầu đã vượt mặt nhưng Thùy vẫn đi làm sát ngày sinh (hai ngày trước sinh), sau đó trở lại làm việc ngay một tháng sau đó. Thời gian này, nhờ chồng và gia đình nên Thùy đã hoàn thành tốt cả 2 nhiệm vụ".

tien si 8x nhan giai thuong qua cau vang 2018 chi nghi thai san 1 thang
TS. Phạm Thị Phương Thùy tại phòng thí nghiệm ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM. (Người đứng thứ hai phải qua)

Sau khi về nước, chị tiếp tục theo đuổi những đề tài nghiên cứu của mình. Kể về công trình nghiên cứu hiện tại, Tiến sĩ cho biết: “Hiện tôi đang cùng chồng thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ về Hiện trạng kháng kháng sinh trong nước.

Hiểu nôm na là do thói quen dùng kháng sinh của chúng ta không hợp lý, không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn tới dư thừa kháng sinh phát tán trong môi trường và khiến cho các vi khuẩn kháng kháng sinh được phát hiện trong tự nhiên với tần số ngày càng cao.

Hậu quả của hiện trạng này là ngày càng nhiều thuốc kháng sinh trở nên không có tác dụng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị cũng như có thể đối mặt với nguy hiểm đến tính mạng”.

Từ kết quả nghiên cứu này, cơ quan ban ngành sẽ đưa ra những giải pháp kịp thời để giảm thiểu và kiểm soát vấn đề kháng kháng sinh trong môi trường.

“Đề tài nghiên cứu này dự kiến sẽ kéo dài một năm do quá trình lấy mẫu thử khá đa dạng. Bên cạnh đó, khi thực hiện ở nước ngoài sẽ dễ dàng hơn rất nhiều do có đầy đủ trang thiết bị và các tài liệu khoa học để tiếp cận.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam không có sự hỗ trợ của máy móc nên khi gửi các mẫu thử nghiệm đến các đơn vị khác để kiểm tra khá tốn kém để cho ra kết quả”, TS. Phương Thùy chia sẻ về những khó khăn gặp phải ở đề tài nghiên cứu hiện tại.

tien si 8x nhan giai thuong qua cau vang 2018 chi nghi thai san 1 thang
Phương Thùy từng thùa nhận mình không thích nghiên cứu khoa học.

Ít ai biết, mặc dù rất thành công ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên Phương Thùy thừa nhận trước đây mình không có đam mê với việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, hiện tại chị có thể dành 24 giờ chỉ để thí nghiệm và nghiên cứu.

Kể về cơ duyên đến với công việc này, Tiến sĩ cho biết sau khi học xong đại học, chị nhận được suất học bổng qua Hàn Quốc để học cao học trong 2 năm. Chị đã phân vân rất nhiều bởi những dự định cũng như đặc thù ngành học.

Tuy nhiên, nhờ sự động viên của gia đình và thầy cô,thời gian sau đó Thùy đã bất ngờ bởi sự thích ứng cũng như đam mê của cô về công việc nhàm chán, khô khan này lúc nào không biết.

Chị Thùy bộc bạch: “Đàn ông nghiên cứu khoa học đã khó, phụ nữ lại càng khó hơn. Công việc đã khiến mình từ một cô gái hoạt bát, vui vẻ trở thành một người trầm tính, ít nói và sống nội tâm nhiều hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã gắn bó 12 năm với công việc nghiên cứu khoa học, chị vẫn luôn vui vẻ và đam mê với công việc này.

Sau thời gian dài tu nghiệp tại Hàn Quốc và Singapore, chị Thùy cùng gia đình trở về Việt Nam. Chia sẻ lí do bỏ qua những công việc và mức lương tốt tại Singapore, chị Thùy nói: “Cá nhân nhận thấy sau thời gian dài học tập, đặc biệt 3 năm nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Singapore đã giúp mình tiếp thu được nhiều kiến thức mới và kĩ thuật tiên tiến, cũng như có cơ hội trao đổi, chia sẻ với những chuyên gia đầu ngành".

Nhận thấy đây là khoảng thời gian phù hợp để trở về cống hiến cho quên hương, chị quyết tâm trở về bỏ lại nhiều lời mời hợp tác cũng như công việc thăng tiến.

Bước chuyển mình với vai trò làm giảng viên

Sau khi về nước, TS. Phạm Thị Phương Thùy chọn công việc giảng dạy tại khoa Công nghệ sinh học, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM. Chia sẻ về công việc hiện tại, Phương Thùy khẳng định, chị yêu thích cả 2 công việc này ngang nhau.

tien si 8x nhan giai thuong qua cau vang 2018 chi nghi thai san 1 thang
TS. Phạm Thị Phương Thùy được rất nhiều sinh viên quý mến nhờ phương pháp dạy và kiến thức truyền đạt qua nhiều năm từ nước ngoài.

Ban đầu khi trở về nước, công việc giảng dạy khá nhiều bỡ ngỡ, Thùy phải bắt đầu từ những lớp học nghiệp vụ sư phạm. Ngoài những buổi lên giảng đường, nghiên cứu khoa học, tự học tập soạn chương trình giảng dạy, nữ Tiến sĩ còn tất bật với công việc do khoa phân công như: Trông coi phòng thí nghiệm, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học, phụ trách nhiều hoạt động ngoại khóa của khoa... thay vì dành toàn bộ thời gian chị chỉ tập trung để nghiên cứu tại phòng thí nghiệm như trước đây.

Gần 2 năm với vai trò giảng viên trường ĐH, Thùy chia sẻ: “Mức thu nhập hiện tại so với trước đây khá chênh lệch. Tuy nhiên, mình nhận được rất nhiều từ công việc hiện tại.

Việc kết hơp giữa giảng dạy và nghiên cứu giúp mình lan tỏa giá trị nhiều hơn. Khi trước đây chỉ chú tâm nghiên cứu và viết báo khoa học, sẽ rất giới hạn đối tượng tiếp cận cũng như phạm vi lan tỏa nội dung nghiên cứu.

Tuy nhiên, sau khi bắt đầu việc giảng dạy mình nhận ra rằng, tại giảng đường là môi trường giúp mình truyền đạt kiến thức, đam mê mà mình có tốt nhất.

Ngoài ra, khi làm việc trong môi trường sư phạm, đặc biệt đối tượng của mình tiếp xúc hằng ngày là các bạn sinh viên trẻ, năng động và đầy bản lĩnh, tính cách của mình cũng dần thay đổi. Mình nhận thấy tính cách ngày càng cởi mở, vui trẻ và đầy năng lượng”, giảng viên này chia sẻ.

Sau thời gian công tác, chị Thùy đã có những dấu ấn và rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu. Phương pháp giảng dạy và những kiến thức đúc kết từ thực tế đã giúp cho chị ngày càng tạo được lòng yêu mến đối với học sinh.

Chị suất sắc vượt qua 61 hồ sơ đề cử khác để ghi tên mình vào danh sách 10 tài năng trẻ nhận giải thưởng Quả cầu Vàng năm 2018.

Đôi nét về TS. Phạm Thị Phương Thùy

Sinh năm: 1983

Giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM.

Thành tích nổi bật:

- 17 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó 13 bài thuộc danh mục Q1 (4 bài tác giả chính), 4 bài thuộc danh mục Q2 (2 bài tác giả chính).

- 1 bài báo khoa học là tác giả chính đã công bố trên tạp chí trong nước.

- 1 báo cáo Poster xuất sắc của Hội nghị Công nghệ Hóa học (Hàn Quốc, 2007).

- Tác giả chính 1 chương sách chuyên khảo xuất bản quốc tế.

- Đồng tác giả 1 giải pháp hữu ích chứng nhận tại Hàn Quốc.

- Thành viên 1 đề tài cấp Bộ đang được triển khai.

- Giải thưởng Bài báo SCI được trích dẫn nhiều nhất trong 5 năm (2009-2013) của tạp chí Water Research.

Hoạt động cộng đồng:

- Tham gia phản biện 2 tạp chí khoa học quốc tế và 1 tạp chí khoa học trong nước.

- Đại sứ sinh viên quốc tế tại Trường ĐH Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc.

- Tham gia các hoạt động tư vấn chuyên môn cho người dân; hỗ trợ các cuộc thi học thuật của đơn vị, cơ quan.

Giải thưởng Quả cầu Vàng là giải thưởng cao quý của TƯ Đoàn dành cho các tài năng trẻ nhằm tôn vinh những thanh niên tài năng, có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác.

Đồng thời tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, học tập, nghiên cứu khoa học và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giữ vững quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Hội đồng xét tặng Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2018 đã tiến hành bỏ phiếu kín lựa chọn ra 19/61 đề cử vào vòng bình chọn trực tuyến thuộc 5 lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông, Công nghệ Y - Dược, Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trường và Công nghệ vật liệu mới.

tien si 8x nhan giai thuong qua cau vang 2018 chi nghi thai san 1 thang Chống lão hóa từ đầu tôm: Bước tiến mới từ công trình nghiên cứu của sinh viên

Mới đây, nhóm sinh viên Công nghệ thực phẩm trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) đã tìm ra phương pháp chiết xuất hợp ...

tien si 8x nhan giai thuong qua cau vang 2018 chi nghi thai san 1 thang Giáo dục đại học Việt Nam: Bước 'nhảy vọt' trong công bố quốc tế

Chỉ tính riêng công bố quốc tế của 30 trường đại học hàng đầu Việt Nam, tính từ 2017 đến tháng 6/2018 đã đạt 10.515 ...

tien si 8x nhan giai thuong qua cau vang 2018 chi nghi thai san 1 thang 'Giáo sư chỉ là ngạch giảng viên chứ không phải học hàm'

GS.TSKH. Bùi Văn Ga Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho biết, GS,PGS hiện nay khác với GS,PGS trước năm ...

tien si 8x nhan giai thuong qua cau vang 2018 chi nghi thai san 1 thang Nghiên cứu khoa học của Việt Nam có thể thay đổi phác đồ điều trị hiếm muộn thế giới

Ngày 11/1/2018, trên Tạp chí y khoa The New England Journal of Medicine (NEJM – Mỹ), lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu tại Việt Nam ...

chọn
Becamex lãi tăng 60% quý đầu năm, sắp làm khu công nghiệp 700 ha ở khu bắc Bình Dương
KCN Cây Trường là một trong 7 KCN mà Becamex đang triển khai đầu tư xây dựng. Dự án này theo kế hoạch sẽ bắt đầu san lấp mặt bằng từ quý III/2024, hoạt động chính thức từ quý III/2025.