Việt Nam: Khoảng 1 triệu cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn | |
Một phụ nữ hiếm muộn bắt trẻ sơ sinh về nuôi | |
8 nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nam giới |
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ mang thai diễn tiến và sinh em bé là tương đương giữa nhóm phụ nữ chuyển phôi đông lạnh và nhóm phụ nữ chuyển phôi tươi.
Tạp chí Y học New England (NEJM) chuyên cung cấp cho các bác sĩ những nghiên cứu và thông tin quan trọng nhất giữa khoa học y sinh và thực hành lâm sàng. Đây là một niềm tự hào của giới nghiên cứu y khoa ở Việt Nam.
Khoảng 15 bài nghiên cứu về vô sinh và thụ tinh trong ống nghiệm do nhóm nghiên cứu Việt Nam đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín trong ngành sinh sản cũng như y khoa nói chung trên toàn thế giới.
Trước đây, trong quy trình thụ tinh ống nghiệm, các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam thường ưu tiên chuyển phôi tươi. Số phôi còn dư lại sẽ được đông lạnh và để dành chuyển phôi các lần sau, tạo thêm cơ hội cho người bệnh. Một số ý kiến cho rằng chuyển phôi tươi ngay khi vừa được thụ tinh thành công trong ống nghiệm sẽ thành công tốt hơn phôi trữ lạnh một thời gian sau đó mới cấy vào tử cung của người phụ nữ. Kết quả này có thể do kỹ thuật đông lạnh không tốt.
Về sau này, các kỹ thuật trong nuôi cấy phôi hay kỹ thuật đông lạnh được cải thiện và tốt hơn rất nhiều, cái phôi sống hoàn toàn. Vài năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy, trong nhiều trường hợp, sau kích thích buồng trứng, nội tiết tăng cao hơn bình thường nhiều lần, do nhiều nang noãn phát triển, dẫn đến nội mạc tử cung phát triển mạnh, nhưng không tốt cho phôi làm tổ. Một số trung tâm có xu hướng chuyển sang đông lạnh phôi toàn bộ, không chuyển phôi tươi, mà đợi đến các tháng sau, khi nội tiết giảm xuống bình thường, để chuyển phôi nhằm hy vọng cải thiện kết quả.
Nên xu hướng ngược lại, các chuyên gia trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn không cho chuyển phôi liền mà sẽ trữ đông phôi một thời gian, rồi chuyển sau. Nhưng như vậy, một vấn đề phát sinh là tăng chi phí điều trị và làm trì hoãn cơ hội có thai của người bệnh thêm 1 vài tháng nữa. Chính vì vậy, những cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn cần phải đến gặp bác sĩ đến 2 lần, một lần thụ tinh trong ống nghiệm, một lần quay lại để chuyển phôi vào buồng tử cung. Cái phôi thay vì chuyển liền phải đông lạnh lại. Hiện nay, thế giới đang đi theo con đường này.
Và chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng làm cái nào tốt hơn: phôi chuyển tươi hay phôi trữ lạnh? Người ta vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này.
Phòng trữ lạnh phôi của IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức, nơi thực hiện nghiên cứu. |
...Và câu trả lời
Tuy nhiên, không thỏa mãn với kết quả nghiên cứu trên, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực TTTON của Việt Nam bao gồm TS. Vương Thị Ngọc Lan (ĐH Y Dược TP.HCM) và các cộng sự tại trung tâm IVFMD Mỹ Đức, Việt Nam, hợp tác với GS. Ben Mol và GS. Robert Norman (ĐH Adelaide, Úc) đã tiến hành một nghiên cứu lớn nhất trên thế giới để đi tìm câu trả lời.
800 bệnh nhân hiếm muộn Việt Nam (không thuộc nhóm hội chứng buồng trứng đa nang) đã tham gia vào nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát các phụ nữ được chẩn đoán là hiếm muộn và không bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Bệnh nhân được thực hiện một chu kỳ TTTON, trong đó bao gồm cả chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh. Đây là những phụ nữ có đáp ứng buồng trứng trung bình trở xuống, không có nguy cơ bị hội chứng quá kích buồng trứng. Ở nhóm bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân được đông lạnh toàn bộ phôi sau khi chọc hút trứng và thực hiện một lần chuyển phôi đông lạnh. Mỗi bệnh nhân chỉ được cấy mỗi lần không quá 2 phôi vào tử cung nhằm tối ưu hoá khả năng có thai và giảm thiểu tỉ lệ đa thai. Kết quả sau một lần chuyển phôi TTTON đầu tiên, tỉ lệ có thai và tỉ lệ sinh em bé ở nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi sau rã đông là như nhau.
Những phụ nữ khi làm TTTON mà đáp ứng buồng trứng trung bình, nội tiết không tăng quá nhiều, việc chuyển phôi tươi vẫn mang lại kết quả khả quan. Như vậy, những sản phụ trong tình trạng bình thường cần điều trị hiếm muộn sẽ được chuyển phôi tươi ngay lập tức, chứ không cần chờ 2 - 3 tháng sau. Mặt khác, nếu không muốn chuyển phôi liền, chuyển phôi trữ lạnh cũng không ảnh hưởng đến khả năng có thai.
Phát hiện quan trọng nhất từ nghiên cứu này là việc đông lạnh phôi để thực hiện TTTON không gây ảnh hưởng đến cơ hội thực hiện ước mơ của các cặp vợ chồng mong con. Sau chu kỳ chuyển phôi tươi đầu tiên, bệnh nhân có thể đông lạnh tất cả phôi còn lại và thực hiện chuyển phôi sau đó một cách an toàn và hiệu quả. Việc quyết định chuyển phôi tươi hay đông lạnh phôi toàn bộ và chuyển phôi sau đó cần được cân nhắc xem xét trên từng người bệnh, cá thể hóa việc điều trị, để tăng cơ hội có thai và giảm chi phí điều trị cho người bệnh. Đây là cách điều trị vô sinh đang được áp dụng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó,việc đông lạnh và lưu trữ phôi người với kỹ thuật hiện nay là an toàn và hiệu quả, do đó, chúng ta không cần chuyển quá nhiều phôi vào tử cung một lúc, mà có thể đông lạnh phôi và chuyển phôi làm nhiều lần, mỗi lần 1 - 2 phôi. Như vậy, người bệnh gia tăng cơ hội có thai mà nguy cơ đa thai được giảm tối đa. Kỹ thuật đông lạnh và chuyển phôi sau rã đông đang phát triển rộng rãi tại các trung tâm TTTON trên khắp thế giới. Do đó, kết quả từ nghiên cứu này có vai trò rất quan trọng đối với các bác sĩ lâm sàng và các nhà nghiên cứu khoa học đang hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Và hơn hết, đây là thông tin rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng mong con.
Các thành viên chính của nhóm nghiên cứu trong lần báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội nghị thường niên Hội Y học Sinh sản Hoa kỳ. |
Cũng xin nói thêm, đây là một trong số rất ít nghiên cứu, mà một nhóm nghiên cứu người Việt Nam thực hiện và đứng tên chính, được chấp nhận đăng trên tạp chí y khoa nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, New England Journal of Medicine. Tạp chí này thường là nơi đăng tải các nghiên cứu y khoa lâm sng quan trọng trên thế giới hiện nay. NEJM sử dụng một quy trình đánh giá và điều chỉnh rất nghiêm ngặt để đánh giá bản thảo về độ chính xác, tính mới và tầm quan trọng. Những nội dung đăng tải trên NEJM được xem như là “tiêu chuẩn vàng” cho nghiên cứu y sinh học có chất lượng và những thực hành tốt nhất trong y học lâm sàng.
Trước đây, Việt Nam cũng có không ít bài báo gửi đăng trên các tạp chí uy tín nhưng chủ yếu do Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford, Anh (Oxford University Clinical Research Unit - OUCRU) đặt tại BV. Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thực hiện.
Nước mắt người cha mất con sau 9 năm hiếm muộn | |
Phụ nữ dễ vô sinh nếu mắc bệnh viêm tắc vòi trứng | |
Xuất tinh ngược: Căn bệnh thầm lặng gây hiếm muộn ở nam giới |
Lối sống 06:31 | 08/05/2019
Lối sống 23:00 | 31/10/2018
Lối sống 13:00 | 30/10/2018
Lối sống 13:15 | 29/10/2018
Lối sống 23:39 | 28/10/2018
Lối sống 04:00 | 10/10/2018
Lối sống 23:22 | 07/10/2018
Lối sống 02:02 | 25/09/2018