Chỉ đến khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, chị Lê Việt Trinh (hiện đang định cư ở Hàn Quốc) mới đón được con. Chị chia sẻ, hai vợ chồng chị kết hôn năm 2011. Sau 2 năm sinh hoạt vợ chồng bình thường nhưng vẫn chưa có con, chị cùng chồng đi khám hiếm muộn nhưng tất cả các kết quả trả về đều bình thường. Vì xác định là hiếm muộn không nguyên nhân nên chị Trinh đã bắt đầu điều trị bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Bức ảnh gia đình của chị Trinh khi em bé đầu 16 tháng tuổi. |
May mắn được bố mẹ chồng hỗ trợ tất cả chi phí, đây cũng là những luôn bên cạnh động viên chị không được áp lực. Mẹ chồng chị còn nói rằng: “Làm không được lần này thì mình làm tiếp, đến khi nào thành công thì thôi. Tiền mình làm kiếm lại sau cũng được”. Chị luôn thầm luôn cảm ơn vì gia đình luôn bên cạnh và tiếp sức mạnh cho chị trong hành trình tìm con.
Trải qua ba lần làm IUI nhưng không thành công với chi phí hơn 60 triệu, ngay cả mẹ chồng chị cũng khuyên con dâu nghỉ ngơi, “đừng làm nữa vì mẹ thấy vất vả quá”, nhưng chị không từ bỏ. Nghỉ ngơi 3 tháng, chị xin mẹ chồng cho làm tiếp thụ tinh trong ống nghiệm. Tất cả những lần điều trị đều được chị thực hiện ở Hàn Quốc. Chị cho biết, chi phí thụ tinh trong ống nghiệm dao động từ 120-150 triệu nhưng tại Hàn Quốc, bắt đầu từ tháng 10/2017, việc điều trị hiếm muộn đã được hưởng bảo hiểm y tế.
Sau mỗi lần thụ tinh nhân tạo không thành, chị Trinh đều buồn và khóc rất nhiều vì chị thấy trong gia đình, ai cũng cố gắng chăm sóc và luôn bên cạnh chị mỗi lần chị đi bệnh viện để điều trị. Chồng chị cũng luôn an ủi vợ cố gắng, lần sau sẽ thành công.
“Mẹ bảo là nhìn thấy con đau đớn mệt mỏi, mọi người buồn lắm vì cảm nhận như mình gánh hết mọi đau khổ cho gia đình”. |
May mắn thay, từ lần thụ tinh nhân tạo đầu tiên, chị đã thành công. Ngày chị có bầu, hai vợ chồng vui mừng khôn xiết, còn mẹ chồng chị mừng rơi nước mắt.
Trước khi làm IUI và thụ tinh trong ống nghiệm, hai vợ chồng luôn động viên nhau phải thật thoải mái về mặt tâm lí vì chính những căng thẳng, áp lực cũng ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Về chế độ ăn uống, chồng chị bổ sung chất dinh dưỡng từ hàu 3 bữa/tuần, còn trong thời gian mang thai, chị được mẹ chồng lên thực đơn đầy đủ các loại thực phẩm với tỉ lệ rau - thịt trong mỗi bữa ăn là 2:1.
Ngôi nhà chị đang ở có phần đất vườn rộng nên gia đình chị tận dụng nuôi gà vịt lấy trứng, trồng nhiều rau củ để làm nguồn thực phẩm sạch cho mỗi bữa ăn. Chị không quan trọng ăn nhiều nhưng phải ăn đầy đủ các thực phẩm để bé hấp thụ đầy đủ chất.
Hai "thiên thần nhí" của gia đình chị Trinh. |
Trong suốt quá trình từ khi thực hiện đến lúc mang thai, chị đều làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ. Không uống sữa dành cho bà bầu nhưng chị Trinh ăn thêm nhiều trái cây và uống 2 ly sữa tươi/ngày.
Các món ăn đều được chế biến nhạt hơn, hơn nữa, chị cũng bổ sung axit folic theo chỉ định vì bác sĩ tư vấn nên uống trước và sau khi bầu 3 tháng sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ.
Bắt đầu từ tháng thứ 4, chị uống các viên bổ sung sắt và canxi. Không những thế, chị còn tham gia lớp yoga dành cho bà bầu. Tuy chỉ tăng 6kg trong suốt thai kì nhưng các bé đều rất khỏe mạnh và phát triển tốt. Chị tâm sự: “Bầu 2 lần mình đều nghén phải đi bệnh viện vì bị nôn ra máu, đến mức không đi nổi”.
Nhưng những nỗi đau đó không là gì so với việc được đón đứa con yêu dấu sau bao năm mong chờ. Chị chia sẻ: “Chăm con tuy có mệt thật nhưng mỗi lần nhìn thấy các con cười là lại thấy động lực liền, hạnh phúc lắm”.
XEM THÊM
Nên chữa hiếm muộn ở bệnh viện nào tại Hà Nội?
Hiện nay, ở Hà Nội có rất nhiều cơ sở khám và chữa bệnh hiếm muộn. Những cặp vợ chồng chưa “đón” được con yêu ... |
Trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Mới đây, một nghiên cứu từ các chuyên gia Thụy Sĩ đã cho thấy trẻ em được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm ... |
Thụ tinh trong ống nghiệm hết bao nhiêu tiền?
Với các cặp vợ chồng không may bị hiếm muộn, thụ tinh trong ống nghiệm được xem là một trong những phương pháp giúp nhiều ... |
6 năm hiếm muộn, cặp vợ chồng sinh đôi hai bé trai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm
Hiếm muộn suốt 6 năm ròng, nhưng nhờ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mà vợ chồng chị Cần (Bắc Ninh) có hai con trai ... |
Kỳ tích đến với bà mẹ 7 năm hiếm muộn, bị suy buồng trứng, 2 lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại
Ngày biết tin mình có thai tự nhiên sau 2 lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại và chữa trị hiếm muộn suốt 7 ... |
Lối sống 06:31 | 08/05/2019
Lối sống 23:00 | 31/10/2018
Lối sống 13:00 | 30/10/2018
Lối sống 13:15 | 29/10/2018
Lối sống 23:39 | 28/10/2018
Lối sống 04:00 | 10/10/2018
Lối sống 23:22 | 07/10/2018
Lối sống 02:02 | 25/09/2018