Tiền trên tài sản Quốc Cường Gia Lai tiếp tục giảm sâu

Tổng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn của Quốc Cường Gia Lai đến cuối quý I tiếp tục giảm từ 40,5 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 25,3 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản chỉ chỉ chiếm 0,25%, thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành như Nam Long (7,3%), Khang Điền (10,3%),...

CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã: QCG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2021 với doanh thu gần 347 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu bán bất động sản chiếm 90%, còn lại là doanh thu bán hàng và bán điện. Lãi gộp trong kỳ đạt 73,5 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần.

Do không còn khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, doanh thu tài chính của doanh nghiệp giảm từ 36 tỷ đồng trong quý I/2020 chỉ còn 12 triệu đồng trong quý I/2021. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng chiếm phần lớn trong tổng chi phí tăng gấp đôi cùng kỳ.

Kết quả là Quốc Cường Gia Lai báo lãi sau thuế giảm 36% so với quý I/2020, đạt 19,4 tỷ đồng. Lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm 43% còn 17 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Như Loan bỏ trăm tỷ ‘tiền túi’ cho Quốc Cường Gia Lai vay - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp từ BCTC quý I của Quốc Cường Gia Lai.

Tính đến ngày 31/3/2021, tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai đạt 10.048 tỷ đồng, giảm gần 300 tỷ đồng so với số đầu năm.

Nguyên nhân chính đến từ giá trị tồn kho của doanh nghiệp giảm từ 7.373 tỷ đồng hồi đầu năm về 7.122 tỷ đồng. Chiếm phần lớn trong giá trị tồn kho là các khoản chi phí đền bù, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng tại các dự án của doanh nghiệp (6.242 tỷ đồng).

Bà Nguyễn Thị Như Loan bỏ trăm tỷ ‘tiền túi’ cho Quốc Cường Gia Lai vay - Ảnh 2.

Nguồn: BCTC quý I của Quốc Cường Gia Lai.

Đến tháng 3 vừa qua, doanh nghiệp này có 6 dự án đang bị ách tắc, trong đó quan trọng nhất là dự án Phước Kiển, huyện Nhà Bè.

Dự án này đã được UBND TP HCM chấp thuận đầu tư từ năm 2017 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án cũng đã được phê duyệt từ tháng 4/2017. Quốc Cường Gia Lai cho biết, do bất cập của các chính sách mà công ty mất hơn 3 năm cũng chưa làm xong thủ tục. Công ty bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng lãi vay ngân hàng và lãi vay phải trả cho đối tác liên doanh,...

Theo báo cáo tài chính quý I/2021, Quốc Cường Gia Lai vẫn giữ 2.882 tỷ đồng khoản phải do nhận tiền của CTCP Đầu tư Sunny Island cho dự án Phước Kiểng từ năm 2017.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn đang mượn 1.234 tỷ đồng từ các công ty và cá nhân liên quan. Trong đó khoản tiền nợ với cá nhân Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan là 107 tỷ đồng và chủ tịch HĐQT Lại Thế Hà 45 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Như Loan bỏ trăm tỷ ‘tiền túi’ cho Quốc Cường Gia Lai vay - Ảnh 3.

Nguồn: BCTC quý I của Quốc Cường Gia Lai.

Các khoản nợ tài chính của Quốc Cường Gia Lai tính đến ngày 31/3 đạt 484 tỷ đồng, 75% số đó là nợ dài hạn và 25% số nợ còn lại là ngắn hạn. Doanh nghiệp chủ yếu vay từ ngân hàng để tài trợ cho hai dự án thủy điện Langrai 2 và Ayun Trung.

Tổng tiền mặt của Quốc Cường Gia Lai đến cuối quý I tiếp tục giảm từ 40,5 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 25,3 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản chỉ chỉ chiếm 0,25%, thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành như Nam Long (7,3%), Khang Điền (10,3%)...

Với lượng tài khoản thanh khoản thấp, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Quốc Cường Gia Lai hiện chỉ đạt 0,11 lần cho thấy áp lực tài chính tại doanh nghiệp này đang rất cao. 

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.