Tiếp xúc cử tri: 'Có đại biểu không thể đi một mình!?'

Ông Bùi Nguyên Súy: “Có những ĐBQH không đi tiếp xúc cử tri được một mình mà phải đi theo nhóm của ĐBQH. Điều đó cho thấy năng lực trình độ của đại biểu cũng còn rất hạn chế”.

Theo đánh giá của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, hiện còn tồn tại tình trạng đại cử tri, dẫn đến việc tổ chức các cuộc tiếp xúc của đại biểu ở nhiều cấp, nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Việc thực lời hứa của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND chưa được thực hiện nghiêm túc bởi chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm phải báo cáo trước cử tri kết quả thực hiện lời hứa tại các cuộc tiếp xúc. Việc trả lời, phúc đáp về những kiến nghị của đại biểu Quốc hội tại các cuộc tiếp xúc trước đó trên thực tế nhìn chung cũng chưa được giải trình một cách thấu đáo, chưa thể hiện đúng mức vai trò giám sát của ĐBQH…

Có ĐBQH không “dám” một mình đi tiếp xúc cử tri

Ông Bùi Nguyên Súy, Phó Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường Quốc hội cho rằng, câu chuyện về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội còn nhiều việc cần bàn, cần phải nghiêm túc xây dựng Nghị quyết để việc thực hiện tiếp xúc cử tri hiệu quả.

tiep xuc cu tri co dai bieu khong the di mot minh
Ông Bùi Nguyên Súy, Phó Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường Quốc hội.

"Phải tổ chức như thế nào trong khi có rất nhiều loại hình về tiếp xúc cử tri: trước kỳ họp, sau kỳ họp, tiếp xúc cử tri nơi cư trú và nơi công tác… Khi tiếp xúc cử tri rồi thì khâu tập hợp, tổng hợp ý kiến cử tri cũng hết sức quan trọng. Tôi cho rằng khâu này là rất yếu của đại biểu Quốc hội, của đoàn đại biểu Quốc hội cũng như Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội…"- ông Súy nói.

Ông Súy cho biết, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận được 2613 kiến nghị của các đoàn đại biểu Quốc hội chuyển lên. Nhưng khi xem xét phân tích đánh giá chỉ được hơn 914 kiến nghị để chuyển lên các cơ quan có thẩm quyền xử lý. "Như vậy có thể thấy việc tổng hợp ý kiến cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu dân cử rất yếu và rất kém. Tập hợp trùng, tập hợp những câu hỏi vô nghĩa, tập hợp những ý kiến gửi lên ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải thẩm quyền của các cơ quan giải quyết ở Trung ương… Đây là một vấn đề đang đặt ra".

Việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đã được Hiến pháp và các Luật liên quan quy định rất rõ. Theo ông Súy, phải làm sao để tiếp xúc cử tri hạn chế, cử tri chuyên nghiệp, hạn chế tiếp xúc với đại cử tri, phải làm sao để đại biểu Quốc hội, đại biểu dân cử phải lắng nghe được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và phải gần dân, sát dân. Nguyên tắc là phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và lắng nghe được nhiều ý kiến nhất.

"Có những đại biểu Quốc hội không đi tiếp xúc cử tri được một mình mà phải đi theo nhóm của Đại biểu Quốc hội, như vậy là năng lực trình độ của đại biểu cũng còn rất hạn chế. Nếu không đi được như vậy thì làm sao đi tiếp xúc được nhiều địa điểm, làm sao xuống nhiều địa bàn để lắng nghe được nhiều ý kiến của cử tri và nhân dân cả nước" - ông Súy trăn trở.

Cử tri kiến nghị, các Bộ ngành… trả lời cho xong

Trong các cuộc tiếp xúc, đại biểu Quốc hội phải nói được nội dung tiếp xúc một cách linh hoạt và đa dạng hóa hình thức. Cần thiết phải ban hành Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của ĐBQH, đại biểu HĐND. Trong đó cần có quy định về tiếp xúc cử tri, như trước kỳ họp, sau kỳ họp, tiếp xúc theo lĩnh vực, chuyên đề và theo nhóm cử tri như thế nào và tiếp xúc ở nơi cư trú, nơi công tác phải được đặt ra đối với đại biểu dân cử như thế nào… 'Về tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, hiện Luật chỉ quy định tiếp xúc trước và sau kỳ họp nhưng đại biểu Quốc hội với đại biểu HĐND đều là đại biểu dân cử, cần quy định rõ về việc tiếp xúc cử tri trong dự thảo Nghị quyết".

Ông Bùi Nguyên Súy cũng nhấn mạnh việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri và việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri của các cơ quan có thẩm quyền là hiện nay yếu. MTTQ trước phiên khai mạc của Quốc hội đọc báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri có nội dung rộng hơn so với kiến nghị, ý kiến cử tri do tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Và cũng đặt ra vấn đề là đọc xong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri rồi sẽ chuyển đi đâu, ai giám sát?

"Chúng tôi đi giám sát mấy năm nay và thấy rằng, hầu hết các kiến nghị cử tri thì các cơ quan Nhà nước, các Bộ ngành, các Trưởng ngành… trả lời cho xong. Thường đọc trước phiên chất vấn là “các bộ ngành đã trả lời kiến nghị cử tri 100%".

Đó là việc trả lời nhưng giải quyết phải làm được các việc: Một là giải quyết ban hành chính sách mới, hai là sửa đổi chính sách mới, ba là có những cái phải hủy bỏ không thực hiện. Đồng thời giải quyết phải thông qua chức năng quản lý của các bộ ngành, phải có thanh tra, kiểm tra, giám sát kết luận sau trả lời. Khi nhận được văn bản có trả lời và trả lời rất nhanh, nhưng lại theo kiểu trích dẫn những văn bản cũ, trả lời ở đây là thông tin cho cử tri và giải trình cho cử tri biết nhưng những việc cử tri hỏi lại không trả lời và trả lời cho qua chuyện. Như vậy không có nghĩa trả lời mà đã xong, mà phải xem việc giải quyết của các cơ quan thẩm quyền mới là quan trọng".

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.