Tiểu bậy vì thiếu nhà vệ sinh và thói quen tùy tiện?

Nhà "Hà Nội học" Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng việc tiểu bậy là do thiếu nhà vệ sinh công cộng và đặc biệt từ thói quen tùy tiện đã ăn sâu.
tieu bay vi thieu nha ve sinh va thoi quen tuy tien
Ba tài xế taxi bị phạt 2 triệu đồng/người vì hành vi tiểu bậy. Ảnh: Dân trí

Ngày 13/2, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã xử phạt 2 triệu đồng/người với 3 tài xế taxi có hành vi tiểu bậy. Tại cơ quan công an, các tài xế này đều thừa nhận hành vi của mình.

Đáng chú ý là sau khi quận Hoàng Mai sử dụng "biện pháp mạnh" thì dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc xử phạt. Ví dụ, có ý kiến cho rằng mức phạt 2 triệu đồng quá cao; hệ thống nhà vệ sinh cộng thiếu dẫn đến tình trạng tiểu bậy.

Trao đổi với PV về những nội dung trên, nhà "Hà Nội học" Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng chúng ta không nên bàn chuyện mức phạt cao hay thấp. "Khi đã phạt thì không nên bàn người giàu người nghèo. Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật", ông Tiến nói.

Ông Tiến cũng cho rằng, điều quan trọng là sau khi bị phạt, người vi phạm nhận được bài học về hành vi tiểu bậy của mình. "Hà Nội từng công bố sẽ hoàn thành thêm 1.000 nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, thực tế tiến độ chưa rõ. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng số nhà vệ sinh công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu người đi ngoài phố cũng như du khách. Đây cũng là lý do khiến nhiều người tiểu bậy nhưng không phải lý do duy nhất".

Theo ông Tiến, ở một góc độ khác, thói quen tùy tiện đã ăn sâu vào người dân. Bởi lẽ, nếu "bí" quá thì họ có thể đi xin đi nhờ quán ăn, nhà hàng và "chắc chắn người ta sẽ cho đi".

tieu bay vi thieu nha ve sinh va thoi quen tuy tien
Tiểu bậy vì thiếu nhà vệ sinh, thói quen tùy tiện? Ảnh: Xuân Đoàn/Giao thông

"Về vấn đề xử phạt, tôi ủng hộ Hà Nội. Chuyện phản cảm trên phố như tiểu bậy, xả rác bừa bãi có từ lâu rồi và vẫn tiếp tục. Nếu TP không làm mạnh tay thì sẽ không thể có một thủ đô sạch, văn minh. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng để tạo điều kiện cho người dân", ông Tiến nêu quan điểm.

Nhà "Hà Nội học" cũng cho rằng, khi xử phạt và các phương tiện truyền thông đưa tin thì cũng là bài học, tấm gương cho những người khác đang có ý định... tiểu bậy. Theo ông Tiến: "Việc xử phạt, tôi cho là hợp lý. Và bênh không có chỗ đi tiểu thì không nên vì như thế thành phố sẽ không văn minh".

Có nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt 2 triệu đồng quá cao và nên thay bằng hình thức khác ví dụ như lao động công ích. Về vấn đề này, ông Tiến nhận định việc tổ chức lao động công ích thay xử phạt tiền ở thời điểm này khá khó khăn. "Chúng ta ủng hộ người nghèo, nhưng không nên đứng về phía cái sai của họ. Khi vi phạm, mỗi người phải chịu trách nhiệm", ông Tiến nói.

Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết, theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, người có hành vi tè bậy, xả rác trên vỉa hè hay hệ thống thoát nước đô thị nếu bị cơ quan chức năng xác định là hành vi gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị công bố thông tin cá nhân kèm theo vi phạm trên báo.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn Anh, trong xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 155 chưa có hướng dẫn để cơ quan chức năng làm căn cứ xác định, hành vi như thế nào thì bị coi là “gây hậu quả nghiệm trọng” và “gây ảnh hưởng xấu tới dư luận”.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.