Tiêu tiền như du học sinh Trung Quốc: Mua Apple Watch cho thú cưng, ở căn hộ 105 triệu USD, định hình thị trường xa xỉ

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng, những sinh viên Trung Quốc giàu có đi du học với khoản trợ cấp kếch xù lên tới hàng chục ngàn USD Mỹ mỗi năm, đang trở thành mục tiêu lớn cho các thương hiệu xa xỉ phương Tây.

Giữa những gian hàng bóng loáng của Harvey Nichols, hành lang trang trí công phu của Harrods và những cửa hàng sang trọng bậc nhất của DJ, Self Ink ở London thấp thoáng bóng dáng của những vị khách hàng tiềm năng mới.

Những người già về hưu giàu có, những vị khách châu Âu chịu chi và những người yêu thời trang bản xứ vẫn tràn ngập trong các cửa hàng bán đồ xa xỉ ở London. Nhưng bên cạnh đó là sự xuất hiện của những du học sinh trẻ tuổi Trung Quốc với khoản trợ cấp khổng lồ của họ.

d2f53a66-05e1-11ea-a68f-66ebddf9f136_image_hires_175411

Du học sinh Trung Quốc đang tràn ngập tại các cửa hàng thời trang xa xỉ của Phương Tây. (Ảnh: SCMP).

Các cửa hàng tại thủ đô London của Anh không phải là nơi duy nhất. Có thể dễ dàng bắt gặp bóng dáng những du học sinh giàu có Trung Quốc trên những con phố mua sắm đắt đỏ nhất ở Los Angeles, California,... như những ngôi sao Hollywood. Bên bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ, các du học sinh Trung Quốc đang ở trong những căn hộ trên Đại lộ số 5 đắt đỏ và mua hàng ngay trong những trung tâm thương mại gần đó.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Melbourne, Paris và Vancouver, nơi giá thuê nhà đã tăng gấp đôi ở những khu vực được giới trẻ Trung Quốc ưa chuộng. Không giống như những du học sinh khác với khoản trợ cấp ngặt nghèo, những sinh viên Trung Quốc đi du học thường có số dư trong tài khoản ngân hàng mà hầu hết những người trưởng thành chỉ có thể mơ ước.

Tiêu tiền không phải nghĩ

Annabel Yao, 22 tuổi - sinh viên khoa học máy tính tại Harvard, và là con gái người sáng lập Huawei ông Nhậm Chính Phi. 

Annabel Yao từng sống ở Anh, Hong Kong và Thượng Hải. Cô thường xuyên chia sẻ trên các tài khoản mạng xã hội của mình hình ảnh đi du lịch khắp nơi trên thế giới và diện trên minh những bộ cánh của những hãng thời trang xa xỉ như Dior, Louis Vuitton và Saint Laurent.

e4251b1c-05e1-11ea-a68f-66ebddf9f136972x175411-1575867630695416144618

Ái nữ của ông Nhâm Chính Phi - CEO Huawei. (Ảnh: SCMP).

Wang Sicong, con trai của một trong những người đàn ông giàu nhất Trung Quốc Wang Jianlin đang học triết học tại UCL ở London, nơi mà anh ta được nhiều người biết đến, vì đã mua một chiếc Apple Watch cho chú chó cưng của mình, và chi trả 105 triệu cho căn hộ đơn tại khu nhà giàu Kensington.

"Đây là một tệp khách hàng tiềm năng, họ có sức chi tiêu lớn. Đối với những thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới như London thì để có thể đến đây du học, họ phải có một gia thế giàu có", Melody Yeh - đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Rencenting Communications, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London, cho biết.

70478016-1736-11ea-9462-4dd25a5b0420_972x_175411

Wang Sicong, con trai của một trong những người đàn ông giàu nhất Trung Quốc Wang Jianlin. (Ảnh: SCMP).

"Chúng tôi đã tính toán rằng thu nhập khả dụng hàng năm của sinh viên Trung Quốc ở Anh là khoảng 37.000 USD Mỹ. Chúng tôi chưa nói về chỗ ở hay chi phí hoá đơn. Đây chỉ là chi tiêu cá nhân cho việc mua sắm", Melody Yeh nói. 

"Mỗi sinh viên hàng năm sẽ có khoảng 3 người thân từ Trung Quốc đến thăm và không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là đối tượng khác hàng tiềm năng mà các thương hiệu xa xỉ đang nhắm tới".

Nguồn khách hàng tiềm năng của những thương hiệu xa xỉ

Sinh viên Trung Quốc đang "xâm chiếm" các trường Đại học ở phương Tây. Theo khảo sát vào năm ngoái, du học sinh Trung Quốc đang chiếm hơn 40% tổng số sinh viên quốc tế đang theo học ở Anh và con số này là 33% ở Canada, Hoa Kỳ,...

Cho con cái đi du học đã trở thành một phong trào của những bậc phụ huynh trong tầm lớp trung lưu và giàu có tại Trung Quốc. Một cuộc khảo sát gần đây của Kai Tak Education cho thấy, 83% các triệu phú Trung Quốc nuốn con cái họ đi du học - chủ yếu ở phương Tây. Các số liệu của Ngân hàng Thuỵ Sĩ cho thấy có hơn 100 triệu người Trung Quốc trong 10% số người giàu nhất thế giới.

Dòng sinh viên Trung Quốc đổ về các thành phố châu Âu và châu Mỹ đã tạo ra một ngành công nghiệp tiếp thị hàng hoá dành riêng cho họ. Các trang web mua sắm sử dụng chữ Quan thoại xuất hiện ngày một nhiều, để tư vấn mua sắm cho sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài.

85e1c280-05e1-11ea-a68f-66ebddf9f136_972x_175411

Tao Liang ra mắt Mr Bags vào năm 2012 khi anh còn đang là một sinh viên ở New York. (Ảnh: SCMP).

Tao Liang ra mắt Mr Bags vào năm 2012, khi anh còn đang là một sinh viên ở New York. Kể từ đó đến nay tài khoản Mr Bags của anh đã chứng kiến mức tăng trưởng phi thường, với hơn 3,5 triệu người theo dõi trên Weibo và hơn 850.000  người trên WeChat. 

Vào tháng 5 năm ngoái, chỉ trong vòng 6 phút Liang đã giúp thương hiệu Tod bán được 3,24 triệu Nhân dân tệ túi xách, tức khoảng 460 nghìn USD vào thời điểm đó. Năm trước đó cũng chỉ sau 12 phút, anh đã bán được 1,2 triệu Nhân dân tệ túi xách thời trang cho thương hiệu Givenchy.

"Cách tốt nhất thể thu hút được nhiều du học sinh Trung Quốc đó là sử dụng các KOLs (tạm dịch: nhân vật có ảnh hưởng truyền thông trên mạng xã hội), những người đang sống ở Anh hoặc ở Mỹ. Phần lớn du học sinh sẽ theo dõi những người này và nghe theo lời khuyên của họ", Yeh nói. "Hầu hết các fans thường rất trung thành với những KOL có những bài viết tốt".

"Điều quan trọng khác cần làm là quảng cáo hàng hoá của bạn trên Weibo, WeChat hay Litter Red Book, vì phần lớn sinh viên Trung Quốc ưa thích sử dụng các nền tảng mạng xã hội nội đah hơn Instagram hay Twitter".

2781437c-05e2-11ea-a68f-66ebddf9f136_972x_175411

Du học sinh Trung Quốc trong một gian hàng Louis Vuitton. (Ảnh: SCMP).

Các du học sinh cũng có thể trở thành những sứ giả giúp các thương hiệu nước ngoài truyền bá vào Trung Quốc, thông qua các kênh truyền thông xã hội của họ. 

Yeh trích dẫn trường hợp của thương hiệu Aspinal ở London - một thương hiệu hàng da của Anh. Hãng này chưa bao giờ tổ chức những sự kiện PR đình đám tại thị trường Trung Quốc. Cách đây không lâu, hãng tập trung quảng cáo cho những du học sinh Trung Quốc thông qua WeChat và Weibo. Không lâu sau đó họ nhận ra rằng doanh số bán hàng của họ cũng đang tăng ở Trung Quốc đại lục, chỉ đơn giản là thông qua… truyền miệng.

Du học sinh Trung Quốc tái định hình thị trường hàng xa xỉ

6f9dfd8e-1736-11ea-9462-4dd25a5b0420_972x_175411

Melody Yeh - đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Rencenting Communications, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London (Ảnh: SCMP).

"Những sinh viên này có đủ sức mạnh để định hình toàn bộ thị trường xa xỉ của phương Tây. Các thương hiệu lâu đời của Anh đã gặp khó khăn kể từ khi nước này bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu vào năm 2016", Báo cáo của McKinsey Luxury China cho biết.

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, vùng đất hứa từng là lựa chọn hàng đầu của các sinh viên Trung Quốc muốn đi du học. Tuy nhiên cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung do Tổng thống Donald Trump khơi mào đã khiến một lượng lớn du học sinh Trung Quốc dời đến Anh. Điều này đã khiến ngành công nghiệp thời trang của Mỹ gặp khó.

Kết quả là, lần đầu tiên sinh viên Trung Quốc nói rằng nước Anh là sự lựa chọn số 1 để du học. Điều này đã mang đến những hi vọng mới cho nền kinh tế địa phương ở đây.

Trong khi tình hình chính trị rối ren ở Anh do Brexit gây nên đang khiến người bản xứ thận trọng hơn bao giờ hết cho việc chi tiền vào hàng hoá xa xỉ, thì điều ngược lại, các du học sinh Trung Quốc đang biến London thành nhà của họ.