Tìm hiểu thông tin thị trường EU cho xuất khẩu gạo của Việt Nam

Những năm gần đây nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam có xu hướng tăng nhưng thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn rất thấp, chỉ chiếm 1,3%. Theo đánh giá của Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, xu thế sử dụng gạo tại EU gia tăng do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây.

Theo Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương), Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Gạo nước ta được xuất sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 15% thị phần thế giới.

Nguồn: Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kim ngạch nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam tăng lên 35,83 triệu USD trong năm 2019, tăng 96% so với năm 2018 và tăng 180% so với năm 2017.

Trong cơ cấu xuất khẩu gạo sang EU, gạo thơm chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 48%, tiếp theo đến các loại gạo đặc biệt như gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo giống Nhật.

Năm 2019, EU nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo các loại và các loại sản phẩm từ gạo (HS1006) với kim ngạch 1,4 tỉ EUR.

Những năm gần đây nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam có xu hướng tăng nhưng thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn rất thấp, chỉ chiếm 1,3%.

 Tìm hiểu thông tin xuất khẩu gạo vào thị trường EU - Ảnh 3.

Nguồn: Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ

Theo đánh giá của Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, xu thế sử dụng gạo tại EU gia tăng do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây.

Nguồn: Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ

Gạo tuy không phải là thực phẩm chính tại EU, song thị trường này vẫn có nhu cầu nhất định với một số sản phẩm, đặc biệt là các loại gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Điểm quan trong khác là Hiệp định EVFTA tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho gạo Việt Nam so với hiện nay và so với các đối thủ cạnh tranh lớn vẫn chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc.

Với các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA và lợi thế so sánh về lao động, đất đai,Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ dòng vốn của các quốc gia EU chuyển dịch vào Việt Nam với xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao.

Xu hướng chung của các doanh nghiệp châu Âu hiện nay là liên kết xây dựng chuỗi sản xuất với các doanh nghiệp địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác châu Âu để tham gia vào chuỗi giá trị.

Các chuỗi sản xuất và cung ứng lúa gạo sẽ được nâng cấp, rút ngắn, khép kín, hình thành rõ rệt chuỗi cung ứng cho nội địa và xuất khẩu. 

Chuỗi sẽ có liên kết mạnh mẽ hơn giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp tác xã và tổ hợp tác để sản xuất hướng tới xuất khẩu theo quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn.

Chi tiết Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU – Ngành hàng gạo (HS: 1006)

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.