Tìm hiểu về lịch sử ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi

Quốc tế Thiếu nhi là ngày lễ dành cho trẻ em được tổ chức hàng năm trên toàn thế giới. Cùng tìm hiểu lịch sử ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi và ý nghĩa của ngày kỷ niệm này trong bài viết sau.

Quốc tế Thiếu nhi là ngày gì?

Ngày Quốc tế Thiếu nhi được hiểu theo đúng như tên gọi, là ngày hội dành cho trẻ em trên toàn thế giới. Lễ kỷ niệm này được tổ chức vào ngày 1/6 hàng năm nhằm tôn vinh quyền trẻ em và là dịp để trẻ được vui chơi, đón nhận những món quà ý nghĩa từ người thân. Trong ngày này, nhiều cuộc vận động, đối thoại và hoạt động diễn ra tại nhiều nơi với mục đích chung là xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho các em nhỏ.

Tìm hiểu về lịch sử ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Thiếu nhi

Vậy lịch sử ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi là như thế nào? Ý nghĩa của ngày Quốc tế Thiếu nhi là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong mục dưới đây:

Ngày Quốc tế Thiếu nhi ra đời năm nào?

Có rất nhiều thông tin khác nhau ghi lại nguồn gốc và năm ra đời của ngày Quốc tế Thiếu nhi.

Một số nguồn cho rằng, ngày Quốc tế Thiếu nhi được bắt đầu từ Mỹ với người khởi xướng ban đầu là tiến sĩ Charles Leonard, mục sư của Nhà thờ Chúa Cứu thế Phổ Quát.

Vào Chủ nhật thứ hai của tháng 6/1857, Leonard đã tổ chức một buổi lễ đặc biệt dành riêng cho trẻ em. Sau nhiều lần đổi tên, lễ kỷ niệm này đã được gọi là Ngày Trẻ em. Sau này, vào năm 1925, Hội nghị Thế giới về Phúc lợi Trẻ em tại Geneva, Thụy Sĩ đã lần đầu tiên công bố về ngày Quốc tế Thiếu nhi.

Theo một số nguồn khác, ngày Quốc tế Thiếu Nhi ra đời nhằm tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã chết dưới tay phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Theo đó, vào ngày 4/11/1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế tại Nga đã họp và quyết định lấy ngày 1/6 là ngày Quốc tế Bảo vệ Trẻ em. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 được xem là kỷ niệm Ngày Thiếu nhi ở nhiều nước trên thế giới.

Tìm hiểu về lịch sử ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Ý nghĩa Quốc tế Thiếu nhi

Ngày Quốc tế Thiếu nhi được nhiều quốc gia hưởng ứng và tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích toàn xã hội hướng về trẻ em và bảo vệ quyền lợi của trẻ.

Với sự ra đời của ngày Quốc tế Thiếu nhi, các quốc gia là thành viên Liên Hợp Quốc phải tuân thủ và công nhận quyền trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội. Ngày kỷ niệm này nêu cao quyền được yêu thương, được dạy dỗ, được ăn uống đầy đủ, được chăm sóc y tế, được giáo dục miễn phí, được bảo vệ chống lại tất cả các hình thức bóc lột và phát triển trong một bầu không khí hòa bình và hữu hảo của trẻ em.

Tại Việt Nam, ngày 1/6 được coi là ngày “tết” thứ hai của trẻ em Việt. Trong ngày này, các em được vui chơi và nhận được nhiều phần quà ý nghĩa từ người thân.

Tìm hiểu về lịch sử ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi - Ảnh 3.

Nguồn: istockphoto

Những hoạt động đặc biệt nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi

Những hoạt động có trong ngày Quốc tế Thiếu Nhi hàng năm rất đa dạng. Ngày kỷ niệm này có thể được tổ chức trong phạm vi gia đình, cha mẹ sẽ làm một số điều đặc biệt cho con cái như đưa trẻ đi chơi công viên, mua đồ chơi hoặc tổ chức một buổi dã ngoại cho trẻ.

Tìm hiểu về lịch sử ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi - Ảnh 4.

Nguồn: istockphoto

Các nhóm hoặc cộng đồng cũng có thể tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ví dụ, công đoàn của một công ty, nhà máy hoặc trong khu dân cư, bệnh viện nhi,... có thể tổ chức một bữa tiệc cho con của các nhân viên, người dân sống trong tòa nhà. Ngoài ra, một số chương trình hoặc gameshow đặc biệt liên quan tới trẻ em cũng sẽ được phát sóng trên truyền hình cả nước trong dịp kỷ niệm này.

Đặc biệt, trong ngày này, các cá nhân và tổ chức hoạt động vì trẻ em sẽ kêu gọi mọi người trên toàn thế giới chung tay hành động vì các em nhỏ, điển hình như hashtag kêu gọi hành động bảo vệ trẻ em của UNICEF #WorldChildrensDay vào năm 2020.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.