Sáng nay (9/1), phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC), ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) tiếp tục với phần xét hỏi.
Sau khi cho bị cáo Tiến và Thuận ra phòng cách ly, HĐXX thẩm vấn ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC).
Các bị cáo nghe Hội đồng xét xử công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ảnh: TTXVN. |
Trên bục trả lời, ông Trịnh Xuân Thanh khai bản thân là lãnh đạo đơn vị, thực hiện triển khai các kế hoạch năm thông qua các kế hoạch của PVC.
Sau khi ông Trịnh Xuân Thanh khai về công việc của mình, HĐXX hỏi ông Thanh tình hình tài chính của PVC năm 2011.
Cựu chủ tịch HĐQT PVC đáp: Từ 2009, PVC đã là công ty đại chúng. Theo báo cáo năm 2011, PVC có lãi nhưng lãi bị cáo không nhớ bao nhiêu”, ông Thanh nói đồng thời cho biết lúc đó PVC đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ.
Đến 2011, mức vốn mà chủ đầu tư cho các công ty thành viên vượt. Bởi vốn điều lệ khoảng 2.500 tỷ mà vốn đầu tư trên 3.000 tỷ. Nói tới đó, bị cáo Thanh đi vào lý giải nguyên nhân, cho rằng có sự vượt trên là vì lúc đó thực hiện tái cơ cấu. PVC là 1 trong 5 mũi nhọn của PVN. PVC thuộc khối dịch vụ thực hiện thi công xây lắp. Lúc đó thực hiện tái cơ cấu thì PVN có chuyển một số đơn vị như bất động sản, tài chính của điện lực,… về tổng công ty.
“Khi chuyển về PVC, các đơn vị trên không có vốn. Chính vì vậy số tiền đó vượt lên, tổng công ty không đủ vốn”, ông Trịnh Xuân Thanh nói.
“Lúc đó PVC vay ngân hàng?”, HĐXX hỏi.
Ông Thanh nói trước khi chuyển về chỉ vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhưng sau khi chuyển về, vay ủy thác qua Oceanbank, một số cái khác có thể cho nợ. “Bị cáo cũng chỉ là người đại diện vốn. Việc tăng vốn không đúng lộ trình 2011 mà sang 2012 nên mới như thế”, ông Thanh khai.
Cũng theo lời ông Thanh, khi PVN chỉ đạo PVC thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, PVC là đơn vị thi công nên rất mừng vì đã được chọn làm tổng thầu. PVC lúc đó cũng đi liên hệ với nhà thầu nước ngoài.
“Bản thân bị cáo lúc đó biết PVC cũng chưa đủ điều kiện nhưng thực tế thời điểm đó cả nước cũng chỉ có PVC va Lilama làm được. Lúc đó PVC cũng từng liên kết với Lilama thực hiện dự án vượt tiến độ và rất thành công”, ông Thanh cho biết.
“Với năng lực như vậy theo bị cáo nhận thức việc gánh thêm Dự án NMNĐ Thái Bình 2 là gánh nặng hay thuận lợi?”, HĐXX hỏi.
Ông Thanh khai, việc mất cân đối tài chính là do thực hiện tái cơ cấu thì kế hoạch 2012 tăng vốn để trả. Tại thời điểm như vậy 1 đơn vi xây lắp nhận được dự án như thế là rất tốt, có dự án sẽ có lợi nhuận. Càng khó khăn càng có công việc càng mừng. Bị cáo biết đây là dự án lớn.
“PVN duyệt cho PVC nhiều dự án khi PVC đang khó khăn là tạo thuận lợi hay tăng thêm khó khăn”, HĐXX hỏi lại.
Ông Thanh khẳng định đây là điều thuận lợi. “Nhận được công việc, thuận lợi nhiều hơn là khó khăn”, ông Thanh nói.
Cập nhật phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 9/1: Ông Danh liên tục rời phòng xử để khám sức khoẻ
Ngày hôm nay (9/1), TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 ra xét xử với phần công bố ... |
Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 8/1: Nhiều 'đại gia' vắng mặt, các bị cáo luân phiên xin được chăm sóc sức khỏe
Trong ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo khác, HĐXX đã hoàn ... |