Tốc độ giao hàng trên sàn TMĐT giảm mạnh

Trong khi lượng đơn hàng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng nhanh, tốc độ giao hàng lại sụt giảm đáng kể. Theo báo cáo "Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động giao vận" của iPrice và Parcel Monitor, tốc độ giao hàng của các sàn TMĐT trong khu vực đã giảm sâu.

Kể từ sau giai đoạn giãn cách xã hội, thương mại điện tử là một trong những ngành phần nào được hưởng lợi. Tại Việt Nam, Shopee đã tận dụng rất tốt khi lượng truy cập website đã tăng vọt lên 52,5 triệu trong quí II/2020, vượt xa ba đối thủ bám đuổi là Tiki, Lazada và Sendo.

Tuy nhiên, mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng, nhưng tình hình giao hàng đang trở thành một vấn đề với các sàn thương mại điện tử tại Đông Nam Á. Theo báo cáo "Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động giao vận" của iPrice và Parcel Monitor, tốc độ giao hàng của các sàn TMĐT trong khu vực đã giảm sâu.

Malaysia là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất khi thời gian giao hàng trung bình cho mỗi đơn hàng tăng từ 2,1 ngày lên 4,6 ngày. Các đơn hàng tại Indonesia bị giao chậm từ mức trung bình 2,3 ngày lên 3 ngày.

Thái Lan và Singapore ít chịu ảnh hưởng hơn nhưng cũng tăng thêm 0,2 ngày cho mỗi đơn hàng trên sàn thương mại điện tử. Tính trung bình, thời gian vận chuyển một đơn hàng trong khu vực tăng từ 1,8 ngày lên 2,8 ngày.

Tốc độ giao hàng trên sàn TMĐT giảm mạnh, trung bình mỗi đơn hàng giao mất 2,8 ngày - Ảnh 1.

Thời gian giao hàng trung bình tăng từ 1,8 ngày lên 2,8 ngày. Ảnh: VTC

Ông Lai Chang, đồng sáng lập và CEO Ninja Van, đối tác giao hàng lớn của các sàn thương mại điện tử cho biết rằng ngoài việc lượng đơn tăng, thì hàng hóa gửi đi cũng cồng kềnh hơn, khiến thời gian giao vận chịu ảnh hưởng. 

Phía Parcel Monitor cho biết lượng khiếu nại của khách hàng, số bưu kiện thất lạc cũng có chiều hướng gia tăng.

Với giải pháp cải thiện tốc độ giao hàng qua sàn thương mại điện tử, hiện mỗi công ty đều có những chính sách và giải pháp công nghệ khác nhau. Trên thực tế, việc tăng tốc độ giao hàng và tối ưu hóa nguồn lực đã được một vài hãng giao hàng lớn thực hiện từ trước khi Covid-19 xuất hiện.

Năm 2019, GHN (Giao Hàng Nhanh) đã khai trương hệ thống phân loại hàng hóa tự động tại TP HCM, qua đó tiết kiệm 75% nhân lực theo tuyên bố của công ty. Trong  năm nay, Viettel Post cũng áp dụng công nghệ thông minh trong quản lí kho, qua đó tối ưu hóa công suất của hệ thống kho bãi.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.