Đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề nghị bổ sung quy định để ngăn chặn hành vi bôi nhọ lãnh đạo cao cấp. Ảnh: VnExpress |
Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự.
Cho ý kiến về tội làm nhục người khác và vu khống, đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề nghị ''bổ sung quy định để ngăn chặn có hiệu quả đối với loại hành vi này".
Trao đổi với chúng tôi về đề xuất nêu trên, luật sư Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch) cho biết: "Trước hết phải khẳng định rằng mọi công dân sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm. Mọi hành vi xâm phạm công dân nói chung đều được pháp luật bảo hộ".
Theo luật sư Trần Tuấn Anh, pháp luật đã có đủ cơ chế để bảo hộ công dân. Ví dụ Tội vu khống, làm nhục người khác đã được quy định trong Bộ Luật hình sự.
Trong trường chưa đủ truy cứu hình sự thì cũng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Bên cạnh đó, còn có quy định pháp luật liên quan đến việc phải bồi thường dân sự đối với các hành vi này.
Luật sư cho biết, hệ thống pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, công dân ở Việt Nam đã được quy định đầy đủ và không cần thiết có thêm điều khoản "cá biệt hóa" là bôi nhọ lãnh đạo cao cấp.
"Lãnh đạo cao cấp cũng là công dân; cán bộ là "công bộc" của công dân. Vậy nếu xây dựng một điều khoản về việc xử lý hình sự tội bôi nhọ lãnh đạo cao cấp thì vô hình chung sẽ tác biệt lãnh đạo với người dân; tạo ra sự bất bình đẳng trong khi mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật", Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho biết.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: 'Có tài khoản YouTube đăng tải hơn 500 clip bôi nhọ lãnh đạo'
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, cơ quan chức năng đã yêu cầu Google đã gỡ bỏ hơn 2.200 ... |
Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh - Thiên Thanh, bôi nhọ được hiểu là nói không thành có, là xuyên tạc, vu khống cho một ai đó. Điều này có nghĩa là việc bôi nhọ diễn ra với ai, ở đâu đều là xấu và đáng bị lên án.
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Thế Truyền cho rằng không nhất thiết phải thêm tội “bôi nhọ lãnh đạo cao cấp” vì đây là một yếu tố cho thấy có sự việc phân biệt giữa lãnh đạo và người dân. "Điều này là sự đi ngược lại với nguyên tắc bình đằng trước pháp luật đã được ghi nhận trong Hiến pháp" luật sư Truyền nói.
Cũng theo ông Nguyễn Thế Truyền, nếu có quy định về hành vi bôi nhọ lãnh đạo thì sẽ phải điều chỉnh thậm chí ra một thông tư để hướng dẫn về việc: Thế nào là bôi nhọ, lãnh đạo là những ai... để có thể cụ thể hóa khi áp dụng.