Chỉ tiêu ngành Sư phạm giảm 20%
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đưa ra mới đây. Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh ngành Sư phạm năm 2017 sẽ giảm khoảng 20% so với năm trước.
Ông Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT (Ảnh: Đình Tuệ). |
Ông Bùi Văn Ga phân tích: "Trước đây chúng ta dự tính mức tăng dân số cao nhưng thực tế số lượng trẻ sinh ra đang giảm dần. Nếu tiếp tục đào tạo giáo viên theo quy mô như hiện nay thì tỷ lệ dư thừa đội ngũ sư phạm sẽ lớn. Do đó, chúng tôi quyết định rút dần quy mô đào tạo ngành này".
Cũng theo Thứ trưởng Ga, tổng chỉ tiêu đào tạo năm 2017 của toàn hệ thống giáo dục đại học giảm. Cụ thể, chỉ tiêu của các trường đại học, cao đẳng cả nước là hơn 390.000, giảm 30.000 so với năm trước. Điều này phù hợp với xu hướng giảm quy mô đại học mà Bộ Giáo dục đã đề ra.
Chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học chiếm 40% tổng số thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 (hơn 950.000 thí sinh), sẽ cân bằng được cơ cấu giáo dục giữa đào tạo đại học và đào tạo nghề.
Thí sinh lớp 12 tại Hà Nội vừa trải qua kỳ thi khảo sát giống với hình thức thi THPT quốc gia năm 2017 (Ảnh: Đình Tuệ). |
Theo lịch công bố, các thí sinh sẽ chính thức tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2017 từ ngày 21/6 – 24/6 với 5/6 môn thi theo hình thức trắc nghiệm. Để học sinh làm quen với sự đổi mới này, các trường THPT sẽ tổ chức kỳ kiểm tra khảo sát học kỳ II lớp 12 theo phương thức giống với kỳ thi thực tế.
Năm nay, mỗi địa phương chỉ còn một cụm thi do sở GD&ĐT chủ trì. Tuy nhiên, các trường đại học vẫn đóng vai trò quan trọng thông qua việc cử giảng viên tham gia coi thi trực tiếp tại địa phương theo tỷ lệ 50/50. Các trường đại học và Sở GD&ĐT sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm để giúp kỳ thi diễn ra an toàn hơn.
Điều kiện để điều chuyển giáo viên sang dạy mầm non
Trước thực trạng ở một số địa phương thực hiện việc điều chuyển giáo viên phổ thông dư thừa sang dạy học mầm non, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết:
“Không phải tất cả các giáo viên phổ thông dôi dư đều được điều chuyển về dạy ở cấp mầm non. Bậc học mầm non có rất nhiều đặc thù, đòi hỏi phẩm chất năng lực chuyên biệt của giáo viên. Bộ yêu cầu các địa phương trước khi thực hiện việc điều chuyển phải đào tạo lại để đáp ứng trình độ chuyên môn theo quy định”.
Bậc học mầm non đòi hỏi các đặc thù riêng đối với giáo viên (Ảnh: Đình Tuệ). |
Ngoài ra, với tính chất đặc thù luôn phải thường trực bên trẻ, nếu để xao nhãng các cháu dễ bị tai nạn thương tích nên đòi hỏi tính tự nguyện của các giáo viên. Ông Minh nhấn mạnh, điều kiện ở địa phương rất đa dạng nên việc điều chuyển như thế nào để đảm bảo công bằng là do mỗi địa phương. Bộ GD&ĐT chỉ đặt ra yêu cầu và giám sát việc thực hiện của địa phương cho đúng.
Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non cho rằng, để tăng cường đội ngũ giáo viên mầm non cho các địa phương, có nhiều giải pháp, trong đó có thể đào tạo văn bằng 2 sư phạm mầm non cho những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo sư phạm bậc phổ thông. Bộ GD&ĐT đã giao cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chủ trì, phối hợp với các trường sư phạm khác nghiên cứu, khảo sát kỹ để xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn của chương trình đào tạo văn bằng 2 sư phạm mầm non.
Sau một thời gian khẩn trương triển khai, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mới đây đã chính thức ban hành chương trình đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên mầm non để thống nhất đào tạo trong toàn quốc.
Bộ GD&ĐT xác định, chất lượng giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Giáo dục mầm non là bậc học đặc thù, đòi hỏi giáo viên mầm non phải đáp ứng được những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt để có thể chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tốt nhất.
Sẽ thu lại đề sau mỗi phân môn ở bài thi tổ hợp
Bên cạnh đó, từ việc để xảy ra sai sót đề trong kỳ thi khảo sát của Sở GD&ĐT Hà Nội thời gian vừa qua, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Đây là một sự cố đáng tiếc, Bộ sẽ rút kinh nghiệm chung. Sau khi xây dựng câu hỏi thô, các nhà chuyên môn sẽ biên tập, lựa chọn rồi kiểm thử 2 đợt. Bộ đồng thời có văn bản hướng dẫn các sở trong việc sao in đề. Về đề thi tổ hợp, năm đầu tiên thi môn này nên yêu cầu đặt ra là mức độ đề thi phải là phù hợp với học sinh phổ thông. Hình thức thi trắc nghiệm có kỹ thuật ra đề đủ độ phân hóa. Việc bắt buộc phải thu đề thi phân môn trong bài thi tổ hợp để đảm bảo công bằng mỗi thí sinh chỉ được làm bài thi trong thời gian 50 phút/môn, tránh tình trạng lợi dụng thời gian môn thi còn lại để làm tiếp bài thi môn trước nhằm lấy kết quả xét tuyển đại học. Khi kỳ thi hoàn tất, Bộ sẽ đăng tải đề này kèm đáp án để học sinh tiện theo dõi, đối chiếu với bài làm của mình”. |
Chương trình SGK mới sẽ chú trọng vấn đề giáo dục giới tính
GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết, trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chú trọng vấn đề giáo dục giới tính cho học ... |
Việt Nam sẽ có nhiều sinh viên theo học Đại học Harvard hơn nữa
Đây là mong muốn chung của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Hiệu trưởng Đại học Harvard, GS. Drew Gilpin Faust. |
Thời sự 01:48 | 05/04/2017
Thời sự 23:15 | 04/04/2017
Thời sự 10:51 | 04/04/2017
Thời sự 10:12 | 04/04/2017
Thời sự 23:44 | 03/04/2017
Thời sự 23:29 | 03/04/2017
Thời sự 10:23 | 03/04/2017
Thời sự 03:58 | 03/04/2017