9X đồng tính 'come out': 'Sự chân thành mới giúp cả hai gắn với nhau bền chặt' | |
Câu chuyện come out xúc động của 10X đồng tính gọi ông bà ngoại là bố mẹ |
Xã hội đang ngày càng có cái nhìn cởi mở, thân thiện hơn với cộng đồng LGBT, và vì vậy nên cũng ngày càng nhiều người có nhu cầu công khai giới tính. Đó là tiền đề để họ sống thật với bản thân, tự tin theo đuổi những điều mình yêu thích. Tuy vậy, nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng, việc come out của bạn sẽ khó được người xung quanh đón nhận hơn vì không phải ai cũng thoải mái trong vấn đề này. Dưới đây là một vài điều người LGBT cần lưu ý trước khi quyết định come out.
1. Chọn người đầu tiên lắng nghe
Ai là người bạn định tiết lộ bí mật của mình đầu tiên? (Ảnh: Pinterest). |
Người mà bạn sẽ công khai giới tính đầu tiên là ai? Bố? Mẹ? Bạn thân nhất? Thầy cô giáo? Hay một người họ hàng mà bạn tin tưởng? Dù là bất cứ ai thì người đầu tiên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng: họ là tiền đề, là bàn đạp cho tâm lý của bạn. Nếu người đó ủng hộ, bạn sẽ được tiếp thêm dũng khí, còn ngược lại bạn sẽ dễ cảm thấy chán nản, chùn bước. Vì vậy hãy cân nhắc thật cẩn thận trước khi come out với người đầu tiên.
2. Chọn thời điểm thích hợp
Thời điểm cũng là yếu tố cần cân nhắc (Ảnh: Pinterest). |
Thời điểm có tác động rất lớn đến tâm lý của người tiếp nhận. Đừng bao giờ đem vấn đề giới tính ra để bàn luận khi cả nhà đang quây quần cùng nhau trong một buổi tiệc tùng hoặc đang xem một chương trình hài hước, vui vẻ; vì việc này có khả năng sẽ phá hỏng hoàn toàn không khí gia đình bạn. Nhưng cũng đừng come out khi người đối diện bạn đang buồn bã, mệt mỏi hoặc tức giận. Hãy lựa lúc tâm lý của họ cân bằng để sự tiếp nhận được trọn vẹn và chính xác nhất.
3. Tìm kiếm một người bạn đáng tin cậy
Hãy tìm cho mình một đồng minh đáng tin cậy (Ảnh: Pinterest). |
Hẳn ai cũng hiểu cảm giác căng thẳng khi phải một mình đối mặt với cả thế giới. Những lúc như thế này, bạn cần một người ở bên cạnh làm chỗ dựa – một người sẵn sàng bảo vệ bạn, đấu tranh vì bạn bất kể bạn là ai, giới tính ra sao. Bên cạnh đó, việc come out cũng là một cách thức tốt để tìm ra ai mới là người thực sự quan tâm đến bạn và ai không.
4. Chuẩn bị đầy đủ kiến thức về giới tính
Bạn đã có đủ kiến thức để giải thích vấn đề của mình với người khác chưa? (Ảnh: Pinterest). |
Sau khi come out, cuộc thú nhận có khả năng sẽ chuyển thành một buổi thảo luận sâu và nghiêm túc về vấn đề giới tính. Vậy mà có nhiều bạn thậm chí còn chưa có kiến thức giới tính chắc chắn, dẫn đến nhiều nhầm lẫn không đáng có như nhầm lẫn về giới tính sinh học (nam, nữ hoặc liên giới tính) và xu hướng tính dục; hay nhầm lẫn giữa các khái niệm đồng tính, song tính, chuyển giới, v.v... Nếu như bản thân bạn còn chưa chắc chắn thì làm sao bạn khiến người ta tin rằng bạn thuộc cộng đồng LGBT?
Bởi thế, hãy chắc chắn là kiến thức giới tính của mình đã đủ vững vàng. Đừng come out khi bạn vẫn còn nhiều băn khoăn, thắc mắc xung quanh vấn đề giới tính của chính mình; vì điều đó sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Bạn thậm chí có thể ghi vắn tắt các khái niệm lên một tờ giấy để sẵn sàng giải thích với người đối diện bất cứ khi nào họ thắc mắc.
5. Kiềm chế nỗi lo lắng
Hãy học cách nén nỗi lo của mình xuống, không thể hiện chúng ra ngoà (Ảnh: Pinterest). |
Hẳn bất cứ ai khi quyết định come out đều phải trải qua sự căng thẳng, lo âu, bối rối. Liệu bố mẹ mình có chấp nhận không? Liệu họ có đuổi mình ra ngoài, từ mình, bắt mình tự lập hoặc ép mình đính hôn với một người khác giới? Liệu bạn bè mình có còn ở bên mình không hay sẽ xa lánh và cười nhạo mình? Bạn cứ liên tục suy nghĩ, để rồi ngán ngẩm nhìn vào đôi bàn tay đang run bần bật trong vô thức.
Đừng quá lo lắng! Nếu bạn lo lắng, bạn sẽ không thể truyền đạt điều cần nói đến người khác một cách trọn vẹn được đâu. Cố gắng nắm chặt tay, cắn chặt răng, kiềm chế sự sợ hãi lại và can đảm come out bất kể bạn có phải đối mặt với điều gì sau đó đi chăng nữa.
6. Cân nhắc từ ngữ
Hãy lựa chọn từ ngữ thích hợp với từng đối tượng (Ảnh: Pinterest). |
Công khai giới tính với bố mẹ sẽ khác hẳn công khai với bạn thân, công khai với bác sĩ tâm lý hay thậm chí là với một người xa lạ bạn tình cờ lướt qua trên phố. Trong lúc bí bách nhất, bạn hoàn toàn có thể hét lên giữa đường rằng “Tôi là người đồng tính!” để giải tỏa tâm trạng, nhưng bạn không thể bỗng dưng về nhà, gọi bố mẹ và hét lên như vậy được. Bạn phải biết khéo léo dẫn dắt vấn đề để chuẩn bị tâm lý cho gia đình, người thân một cách tốt nhất.
7. Chuẩn bị các phương pháp hỗ trợ
Các phương pháp hỗ trợ có thể sẽ hiệu quả hơn là nói chuyện đơn thuần (Ảnh: Pinterest). |
Đây là thời đại của công nghệ thông tin, của các phương tiện nghe nhìn, vì vậy chẳng tội gì chúng ta lại không tận dụng chúng để hỗ trợ cho việc công khai. Bạn có thể rủ người thân, bạn bè xem một bộ phim có nội dung liên quan đến cộng đồng LGBT hay một chương trình dành cho người LGBT như các talkshow về giới tính, các cuộc thi giả gái. Hãy tiết lộ bí mật của mình ngay khi chúng kết thúc và người đối diện còn đang chìm đắm trong cảm xúc mà chúng mang lại.
Bạn thậm chí còn có thể tự thiết kế một sản phẩm của chính mình: clip ghi lại quá trình tìm hiểu nhau của bạn và người yêu chẳng hạn; hoặc một cuốn nhật ký cùng rất nhiều tấm ảnh tự tay bạn thiết kế, trang trí. Nhờ những sản phẩm đó mà suy nghĩ, cảm xúc của bạn sẽ dễ chạm đến đối phương hơn. Gia đình, người thân và bạn bè sẽ hiểu được phần nào những khó khăn, vất vả mà bạn đã phải trải qua một mình trong suốt khoảng thời gian che giấu giới tính thật. Dù sao thì tác động vào tình cảm vẫn luôn là phương pháp hữu hiệu nhất!
Những câu nói 'thả thính' ngọt hơn mật dành cho các cặp đôi đồng tính trong ngày Valentine
Đối với những người khô khan thì họ sẽ có chút khó khăn khi nghĩ đến những câu tỏ tình lãng mạn dành cho người ấy. Dưới đây là 20 câu nói “thả thính” được ... |
8 mẹo 'tuyệt chiêu' để da đẹp mịn giúp nam đồng tính tạo ấn tượng trong dịp Valentine
Khi thời gian trôi qua, da trở nên bị lão hóa và xấu đi. Vì nhiều lý do mà các bạn nam đồng tính đã ... |