Chiều qua (22/9), buổi toạ đàm "Những câu chuyện sống thật" do Hội Pflag Việt Nam, kết hợp với tổ chức Save The Children và Trung tâm ICS phối hợp tổ chức đã được diễn ra tại TP HCM. Buổi tọa đàm là cơ hội để các phụ huynh, người đồng hành với cộng đồng LGBTI+ được nói lên góc nhìn của mình, nơi để các thành viên cộng đồng LGTBI+ được trải lòng chia sẻ những câu chuyện, nguyện vọng, từ đó có sự thấu hiểu, những nút thắt sẽ được gỡ ra.
Buổi tọa đàm diễn ra với sự tham gia của các các phụ huynh, người ủng hộ và nhiều bạn trẻ thuộc cộng đồng LGBTI+. |
Tại buổi toạ đàm, hội phụ huynh và người thân của cộng đồng (PFLAG) đã lắng nghe những tâm tư của các bạn trẻ thuộc cộng đồng LGBTI+. Có khi là những câu chuyện công khai bản thân, chuyện cưới xin để làm "bình phong", những mối quan hệ trong gia đình, cũng có khi là những chọn lựa thương tâm, những dằn vặt hàng chục năm trời... Trong những câu chuyện đó, vấn đề chung được đặt ra là: Làm thế nào để được gia đình công nhận, thời điểm nào là thích hợp để công khai giới tính với gia đình?
Hầu hết phụ huynh có mặt đều dành lời khuyên, trước khi muốn "come out" thì bản thân những bạn trẻ ấy phải thật sự chín chắn để có trách nhiệm với những hành động và lời nói của chính mình. Bên cạnh đó, cũng cần phải có một đời sống lành mạnh, văn minh, phải cho bố mẹ hiểu được LGBT là như thế nào? Là người đồng hành xoá tan đi nỗi lo của những bậc phụ huynh khi con cái của họ là người LGBT.
Dưới góc nhìn của những người làm bố, làm mẹ, các phụ huynh của PFLAG đã dành những lời khuyên hữu ích cho nhiều bạn trẻ trong giới LGBTI+. |
Một bạn trẻ chia sẻ: "Tôi là một người đồng tính và đã "come out". Tôi nhận được sự ủng hộ từ mẹ, nhưng về phía bố thì vẫn chưa một lần thừa nhận, nhưng cũng không bao giờ phản đối, ông mặc cho tôi sống với giới tính của mình.
Một hôm khi đang đi ăn cùng tôi, ông đã hỏi tại sao tôi không phải là nam mà cũng không phải là nữ? Tại sao tôi phải là người đồng tính để người khác có cơ hội dèm pha tôi như vậy? Lúc đó tôi đã rất hụt hẫng và nói với ông: "Nếu bố thương con thì hãy chấp nhận con và giới tính của con. Nếu bố đang sống vì lời nói của người ngoài thì hãy mặc kệ con". Câu chuyện của bạn trẻ đã dấy lên câu hỏi: "Phải làm sao nếu như việc "come out" đó không thành?".
Là một người từng trải và thấu hiểu được nỗi khổ của người làm cha trong câu chuyện, cô Kim Châu - thành viên trong tổ chức PFLAG cho biết: "Những phụ huynh khi phát hiện con mình là LGBT luôn có nỗi sợ về cách người bên ngoài sẽ nhìn mình như thế nào, nhìn vào gia đình mình ra sao? Nỗi sợ đó ở mỗi người có một cách thể hiện khác nhau. Có những người tỉnh táo, hiểu biết hơn, họ sẽ đi tìm cội nguồn của vấn đề đang nằm ở đâu và hỗ trợ con mình. Nhưng cũng có những người vì chưa đủ lí lẽ và chưa đủ mạnh mẽ nên họ để cho nỗi sợ đó lấn áp khiến cho bản thân họ vô cùng bối rối.
Tôi nghĩ, trong một gia đình thì người bố và người con nên có những phương tiện để trao đổi, hiểu về nhau hơn. Riêng với những người con, khi thông tin về cộng đồng đang được tuyên truyền rộng rãi rồi, nhiều việc làm của cộng đồng đã đủ sức lan toả rồi thì các bạn chính là người tác động vào gia đình, giúp bố mẹ có thêm hiểu biết về LGBTI+, về những điều đang thay đổi ngoài xã hội để họ có thể vượt qua nỗi sợ của chính bản thân mình. Chứ không nên "chiến tranh lạnh" như vậy.".
Dù được đón nhận hay không thì việc quan trọng mà những bạn trẻ trong giới LGBTI+ cần làm đó là mạnh mẽ, cùng đồng hành và giúp bố mẹ vượt qua giai đoạn sốc tâm lí. Chính bản thân của mỗi người khi nhận ra mình là người LGBT cũng cần có thời gian để tìm hiểu "LGBT là gì?" thì các bậc phụ huynh lại có thể chấp nhận trong vòng 1- 2 phút. Bằng các phương tiện truyền thông, bằng lối sống của bản thân, hãy giúp bố mẹ hiểu thêm những khía cạnh khác của LGBTI+.
PFLAG là tên viết tắt của "Parents, Families, and Friends of Lesbians and Gays" nghĩa là "Cha mẹ, người thân và bạn bè của người đồng tính". Trên thế giới, lịch sử hình thành của PFLAG bắt đầu từ những năm 1970. Ý tưởng về PFLAG xuất phát từ năm 1972, khi bà Jeanne Manford đang xem chương trình tin tức trên TV và nhìn thấy hình ảnh con trai của mình bị tấn công trong một cuộc diễu hành của người đồng tính.
Đến nay PFLAG đã có hơn 500 tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. Còn ở Việt Nam, Hội phụ huynh PFLAG chính thức ra mắt vào ngày 11/4/2011. Với sứ mệnh trở thành một tổ chức đồng hành cùng cộng đồng LGBT thắp lửa sức mạnh gia đình, lan tỏa yêu thương dựa trên thấu hiểu, nhằm xóa bỏ kỳ thị chống phân biệt đối xử và vận động quyền bình đẳng. Đến nay đã trải qua 5 năm hoạt động của tổ chức, từ số lượng phụ huynh còn rất ít nhưng nay trên toàn quốc đã có hơn 30 phụ huynh tham gia.
Nam 9X đồng tính 'come out': 'Ba mẹ đã khóc rất nhiều khi tôi công khai '
"Ngay khi ba mẹ nghe mình "come out", họ đã khóc rất nhiều. Tình trạng đó kéo dài suốt hơn 1 tháng. Đó là khoảng ... |
HanoiPride 2018: 'Biết nhiều, chẳng gì sợ đâu' - vấn đề HIV với cuộc sống của người trong cộng đồng LGBT
Nằm trong khuôn khổ tuần lễ HanoiPride 2018, vừa qua PrEP Việt đã tổ chức sự kiện "Biết nhiều, chẳng gì sợ đâu'' để cung ... |
Nghệ sĩ lô tô Sài Gòn trang trọng dâng hương cúng Tổ nghành sân khấu
Đây là năm đầu tiên Lộ Lộ và các diễn viên trong đoàn lô tô Sài Gòn tân thời tổ chức dâng hương tưởng nhớ Tổ ... |
Vì đâu phim đam mĩ Việt lại kém 'hot'?
Đam mĩ là chủ đề được rất nhiều nhà làm phim tại Việt Nam khai thác, tuy nhiên không phải ai cũng làm "hay" và ... |
LGBT 11:58 | 03/06/2019
LGBT 08:29 | 24/05/2019
LGBT 12:42 | 21/05/2019
LGBT 00:14 | 08/05/2019
LGBT 15:16 | 30/04/2019
LGBT 08:02 | 28/04/2019
LGBT 15:08 | 27/04/2019
LGBT 07:27 | 13/04/2019