Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất

Nhiều người vẫn hay có thói quen gõ chữ không dấu khi nhấn tin hoặc trao đổi công việc, khiến người đọc gặp nhiều khó khăn hoặc hiểu sai vấn đề. Tham khảo Top 5 phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí hiện nay để giúp công việc soạn thảo văn bản trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp hơn nhé.

Top phần mềm gõ bàn phím tiếng Việt tốt nhất trên điện thoại di động iOS

Khả năng tương thích các phần mềm hỗ trợ tiếng Việt trên iOS đang trở thành điểm nghi vấn nhiều nhất từ cộng đồng sử dụng các sản phẩm thiết bị công nghệ của hãng Apple như iPhone 7, 7 Plus, iPhone XS Max, 11, 12 và các dòng iPhone mới nhất.

1. Bàn phím mặc định từ hãng sản xuất

Hầu hết các hãng sản xuất điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android bao gồm Samsung, Sony, HTC, Oppo, Xiaomi...đều luôn tích hợp sẵn bàn phím tiếng Việt trước khi tung ra sản phẩm công nghệ tại thị trường Việt Nam.

Theo đó, các hãng đều có chung kiểu bàn phím là TELEX, được cài mặc định sẵn trong máy. Nếu muốn sử dụng, người dùng chỉ cần kích hoạt trong mục Cài Đặt > Ngôn ngữ & Phương thức nhập > Bàn Phím. 

Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà lựa chọn bộ gõ tiếng Việt cho phù hợp, cụ thể là:

- Bàn phím tiếng Việt của Samsung: Hỗ trợ gõ TELEX và VNI. Được thiết kế với các phím tách biệt và riêng lẻ, tính năng chuẩn đoán từ khá chính xác, có cả hai giao diện sáng/tối.

- Bàn phím của HTC: Hỗ trợ kiểu gõ TELEX và VNI. Các phím khá to lại nên dính liền nhau gây khó khăn khi gõ chữ.

- Bàn phím của Sony: Hỗ trợ TELEX, bàn phím có nét tương đồng với bàn phím của Apple.

Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất - Ảnh 1.

Ứng dụng bàn phím tốt hơn bàn phím mặc định trên thiết bị iphone/ipad. Ảnh: Tuệ Mẫn

2. Bộ gõ Laban Key

Laban Key được phát triển dựa trên bàn phím gốc của Google, là ứng dụng rất phổ biến và được nhiều người ưu thích, tương thích cho cả nền tảng Android và iOS, hỗ trợ kiểu gõ TELEX và VNI.

Ưu điểm lớn nhất Laban Key chính là tốc độ gõ phản hồi nhanh, cùng khả năng hỗ trợ cảm ứng đa điểm.

Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất - Ảnh 2.

Cách Việt chữ có dấu trên điện thoại iPhone. Ảnh: play.google.com

3. Bộ gõ tiếng Việt ICS/JB

Bộ gõ tiếng Việt ICS/JB có thể là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho Laban Key. Hỗ trợ kiểu gõ TELEX và tốc độ phản hồi bàn phím này cực nhanh chính là điểm mạnh lớn nhất.

Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất - Ảnh 3.

Ứng dụng gõ tiếng Việt tốt nhất trên iPhone, iPad ICS/JB. Ảnh: Tuệ Mẫn.

Top phần mềm gõ bàn phím tiếng Việt tốt nhất trên điện thoại di động Android

Ngoài bàn phím mặc định từ hãng sản xuất và Laban Key có hỗ trợ soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt trên điện thoại di động Android thì hãy tham khảo thêm các bộ gõ mới dưới đây.

1. Bộ gõ GoTiengViet

Phần mềm GoTiengViet hỗ trợ tất cả kiểu gõ TELEX, VIQR lẫn VNI. Tuy nhiên, kích cỡ phím to một chút và tương thích cả Windows và MAC OS.

- Ưu điểm: Người dùng có thể chọn chế độ bảng mã Unicode hoặc VIQR. Cùng với đó, tốc độ phản hồi nhanh và ổn định.

- Nhược điểm lớn nhất chính là không tương thích tốt trên máy tính bảng, do kích thước phím to.

Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất - Ảnh 4.

Bộ gõ hỗ trợ tiếng việt GoTiengViet. Ảnh: trankynam.com.

2/ Bộ gõ Swiftkey

Mặc dù Swiftkey là bộ gõ quốc tế và đã có mặt rất lâu trên hệ điều hành Android nhưng chính vì không hỗ trợ ngôn ngữ Việt nên ít được biết đến. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ kiểu gõ TELEX đã khiến cho phần mềm này được chú ý nhiều hơn trong thời gian gần đây.

- Ưu điểm nổi bật: Có thể nhập liệu với thao tác trượt ngón tay và khả năng chẩn đoán nội dung trước khi gõ.

- Nhược điểm: Vẫn chưa được tối ưu với ngôn ngữ tiếng Việt và chỉ có hai phiên bản Android và iOS.

Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất - Ảnh 5.

Bộ gõ tiếng việt Swiftkey. Ảnh: play.google.com.

3. Bộ gõ Google Voice Input

Với Google Voice Input, bạn chỉ việc nhập liệu qua giọng nói thì hệ thống sẽ tự tìm thông tin bạn muốn.

- Ưu điểm: Kết quả trả về chính xác. Tốc độ chữ nhập vào rất nhanh, chính xác, ngay cả khi bạn nói nhỏ.

- Nhược điểm: Thiết bị phải kết nối mạng và đảm bảo đường truyền Internet ổn định.

Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất - Ảnh 6.

Bộ gõ tiếng việt Google Voice Input. Ảnh: google.com.

Để kích hoạt Google Voice Input, hay vào Cài Đặt > Ngôn ngữ & Phương thức nhập > Nhập giọng nói của Google.

Tiếp đến tại mục Chọn Ngôn Ngữ Nhập (Input Language), hãy chuyển sang tiếng Việt là xong.

Tìm tới biểu tượng có hình micro trên bàn phím, nhấn giữ để khởi chạy ứng dụng Google Voice Input, khi thấy vòng hình tròn màu đỏ thì hãy nói vào màn hình là được.

- Cách thực hiện: Mở khung nhập liệu lên, trên bàn phím hãy nhấn vào biểu tượng micro và bắt đầu nói. Sau đó hệ thống sẽ tự xử lí và trả kết quả về.

Top phần mềm gõ tiếng Việt tốt nhất trên máy tính bàn (PC), Laptop

Xu hướng sử dụng điện thoại Android hoặc iphone để tán ngẫu, trao đổi công việc ngày càng phát triển, khiến tiêu chuẩn đánh giá phần mềm hỗ trợ việc soạn thảo bằng tiếng Việt càng được quan tâm nhiều hơn.

1. Bộ gõ Unikey

Bộ gõ tiếng việt Unikey được đa số người Việt Nam ưu chuộng vì sự ổn định và liên tục được bổ sung những tính năng mới.

Bộ gõ tiếng việt UniKey được ra đời vào năm 1994 và là sản phẩm của Phạm Kim Long. Ban đầu ứng dụng chỉ hỗ trợ cho hệ điều hành DOS nhưng được cải tiến thêm cho bản Windows và chưa hỗ trợ Unicode.

Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất - Ảnh 4.

Bộ gõ tiếng Việt miễn phí phổ biến nhất Unikey. Ảnh: Unikey.

Những tính năng chính của Unikey:

- Hỗ trợ tất cả các bảng mã tiếng Việt bao gồm: Unicode dựng sẵn, Unicode tổ hợp, TCVN3 (ABC), VNI Windows, BK HCM1, BK HCM2, Vietware-X, Vietware-F, VPS, VISCII…

- Hỗ trợ 5 kiểu gõ tiếng việt: VNI, Telext, IQR, kiểu Microsoft và kiểu tự định nghĩa.

- Chuyển đổi giữa các bảng mã.

- Tương thích với tất cả các bản của Window.

Phần mềm gõ Unikey được chứng nhận có giấy phép GNU General Public License version 2.0 (GPLv2), và được sử dụng miễn phí. 

Phiên bản mới nhất hiện nay là UniKey 4.3 RC4, Build 180714.

Hướng dẫn sử dụng Unikey:

Sau khi cài đặt, thông thường Unikey sẽ tự mặc định để kiểu gõ Telex và bảng mã Unicode.

Để gõ tiếng Việt thì bấm chuột trái vào chữ V hoặc E ở phía góc phải trên thanh Taskbar.

- Trường hợp 1: Chuyển Chữ E thành V để bật bộ gõ tiếng Việt. 

- Trường hợp 2: Chữ V thành chữ E để tắt bộ gõ tiếng Việt.

Ngoài ra, nếu không tìm thấy Unikey trên thanh Taskbar thì tìm kiếm trên desktop màn hình hoặc vào ổ đĩa C để mở ứng dụng lên là được.

Hướng dẫn cách gõ tiếng Việt có dấu (kiểu gõ Telex):

 aa = â

 oo = ô

 ee = ê

 dd = đ

 s = dấu sắc

 f = dấu huyền

 r = dấu hỏi

 x = dấu ngã

 j = dấu nặng

 w = (aw = ă; ow = ơ; uw = ư)

 z = xóa dấu đã gõ trước đó ( tairz = tai; xóa dấu hỏi)

Tính năng nâng cao của Unikey:

Hãy click chuột phải vào chữ V hoặc E trên thanh Taskbar và bấm chuột trái vào Bảng điều khiển để khởi động Unikey, có thể chọn các chế đội: Kiểm tra chính tả, gõ tắt, Khởi động cùng Windows, ….

Hướng dẫn chuyển đổi font chữ trong Unikey:

Unikey sẽ hỗ trợ việc chuyển đổi font văn bản giữa các bảng mã khác nhau: Từ bảng mã TCVN3 font .Vn và VNI sang Unicode trở nên đơn giản rất nhiều.

- Bước 1: Bấm Ctrl + A để chọn nội dung, sau đó Ctrl + C để copy toàn bộ nội dung file nguồn đang lỗi font.

- Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6.

+ Phần Nguồn: Chọn loại font đang mở.

+ Phần Đích: Chọn loại font Unicode.

- Bước 3: Nhấn nút Chuyển mã > Đóng.

- Bước 4: Tạo file làm việc mới, nhấn Ctrl + V để paste (dán) văn bản đã chuyển mã vào file mới.

Cách sửa lỗi Unikey không gõ được tiếng Việt:

Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc gõ tiếng Việt bị gặp lỗi, nhung chủ yếu nhất là do các lỗi chính sau đây:

- Phiên bản đang sử dụng có thể không tương thích với hệ điều hành đang sử dụng. 

- Phiên bản hiện tại đang bị lỗi. 

Giải pháp đơn giản và nhanh nhất chính là gỡ bỏ chương trình Unikey đang cài trên máy và tải và cài đặt phiên bản mới nhất.

Nếu vẫn không được thì bạn hãy thử những cách sau:

- Kiểm tra lại bảng mã xem đã đúng Unikey tổ hợp, hoặc Unikey dựng sẵn chưa.

- Kiểm tra đúng kiểu gõ chưa.

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift để chuyển chế độ gõ Anh – Việt, Việt – Anh.

2. Bộ gõ EVKey

Phần mềm gõ tiếng việt EVKey được phát triển bởi Lâm Quang Minh và được phát hành hoàn toàn miễn phí cho người sử dụng.

Tuy có nhiều tính năng cải tiến mới, nhưng về cơ bản thì EVKey cũng có nhiều điểm tương đồng so với Unikey.

Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất - Ảnh 5.

Cách tải và sử dụng bộ gõ tiếng việt EVKey mới. Ảnh: evkeyvn.com.

Những tính năng chính của EVKey:

- Dùng Clipboard để gửi phím.

- Hỗ trợ gõ Tiếng Việt cho ứng dụng theo phong cách Metro.

- Gợi ý lỗi trong Excel và web.

- Hoạt động song song với quyền Admin.

- Kiểm tra phần gửi phím từ Unikey tới ứng dụng.

- Hạn chế bị đơ, lỗi.

- Tương thích tốt với các Metro Apps của Windows 8.1 và 10 (Skype, Mail, Facebook, Messenger, Edge v.v…)

- Khắc phục lỗi gõ Tiếng Việt bị lỗi trên Google Chrome từ Unikey. 

Cách cài đặt EVKey:

- Bước 1: Truy cập vào link https://evkeyvn.com/ để tải phần mềm EVKey về máy. 

Chú ý: Tuỳ theo hệ điều hành máy (Windows, macOS) đang sử dụng và lựa chọn phiên bản cho phù hợp.

- Bước 2: Giải nén file. Chọn Windows 32bit hoặc Windows 64bit phụ thuộc vào máy.

- Bước 3: Tiến hành cài đặt như các ứng dụng thông dụng khác.

Cách sử dụng bộ gõ Tiếng Việt EVKey:

- Bước 1: Hãy gỡ bỏ bộ gõ Tiếng Việt đã cài trước đó. Sau đó tải và cài EVKey phiên bản mới nhất. Tiếp đến, hãy click đúp chuột vào icon của Unikey trên thanh Taskbar để mở giao diện chính.

- Bước 2: Bấm vào phần Mở rộng để thêm nhiều tính năng hơn.

- Bước 3: Tick bỏ tính năng Khởi động cùng Windows, rồi nhấn Kết thúc để đóng Unikey.

- Bước 4: Hãy bật bộ gõ tiếng việt EVKey cho máy tính lên và bắt đầu sử dụng.

- Bước 5: Người dùng có thể bật tắt chế độ bộ gõ tiếng Việt với một số ứng dụng bằng cách nhấn vào nút ba chấm.

+ Tìm tới ứng dụng muốn tắt bộ gõ tiếng Việt, rồi nhấn vào nút Thêm.

+ Nếu muốn sử dụng lại tiếng Việt thì thì nhấn vào nút Xoá, chọn Yes là xong.

- Bước 6:  Với tính năng sửa lỗi dấu gợi ý trên web, Excel, sẽ giúp hạn chế tình trạng không gõ được tiếng Việt.

- Bước 7: So với Unikey, ứng dụng EVKey sẽ cho phép người dùng sử dụng nhiều phím tắt hơn, tuỳ chỉnh hoặc tự tạo phím tắt tuỳ thích.

- Bước 8: Vào nút Bảng gõ tắt để nhập danh sách phím tắt.

- Bước 9: Phần mềm EVKey hỗ trợ ứng dụng Metro như Skype, Mail, Facebook, Messenger, Edge v.v... 

Thông qua công cụ WinRT, Microsoft đã phát triển thêm ứng dụng Metro để kiểm tra hoặc gợi ý những dấu bị sai trong quá trình người dùng gõ văn bản.

3. Bộ gõ Vietkey 2000

Vietkey được ra đời từ rất sớm vào năm 1993, là một trong những bộ gõ tiếng Việt 32-Bit đầu tiên và hỗ trợ Unicode.

Tổng hợp những phần mềm gõ Tiếng Việt trên điện thoại và máy tính thông dụng nhất - Ảnh 4.

Bộ gõ tiếng việt trên máy tính Vietkey 2000. Ảnh: vnunikey.com

Tính năng ưu Việt của bộ gõ Vietkey:

- Nhỏ gọn, đơn giản vì chỉ có kích thước 150 KB.

- Dễ dàng chuyển trên internet vì dung lượng thấp.

 - Tương thích trên nền tảng Windows 32-Bit: Windows 95/98, Windows NT, Windows 2000, Windows XP. 

- Hỗ trợ nhiều bảng mã tiếng Việt: ABC, VNI...Unicode/ TCVN 6909:2001. 

- Hỗ trợ kiểu gõ: TELEX, VNI, VIQR. 

Tính năng nâng cao: 

Bộ gõ Vietkey giúp người có thể dùng gõ tắt các từ không hạn chế, tự động chuyển sang chế độ Anh-Việt với kiểu gõ Telex.

Cài đặt bộ gõ Vietkey:

Bộ Vietkey hiện có 7 Version cho người dùng tha hồ lựa chọn với đầy đủ các font chữ Unicode /TCVN 6909.

Cách sử dụng ứng dụng Vietkey:

- Bước 1: Mở Vietkey, bằng cách Vào Start Menu → All Programs → Vietkey 2000 → Vietkey 2000 hoặc đơn giản hơn là click vào biểu tượng (icon) Vietkey 2000 trên desktop (màn hình).

- Bước 2: Chọn Font chữ tiếng Việt.

- Bước 3: Chọn đúng bảng mã (Character Set).

- Bước 4: Chọn kiểu gõ.

+ Cách tạo icon Vietkey trên desktop: Vào mục Utilities (Công cụ) → tích chọn Create Vietkey Icon on Desktop.

+ Bật/tắt chế độ tự khởi động cùng máy: Vào mục Utilities (Công cụ) → chọn mục Run Vietkey at Boot Time.

+ Thay đổi giao diện hiển thị tiếng việt trong bảng điều khiển của Vietkey: Vào mục Tuỳ chọn(Option) → chọn tiếp Vietnamese interface( Hiển thị tiếng Việt).

+ Chuyển Vietkey xuống Taskbar: Vào mục Tuỳ chọn (Option), tích vào hộp chọn Fast Load.

+ Chọn font chữ tiếng việt trong các ứng dụng: Nên cài các font chữ chính Arial, Times New Roman, Tahoma, Courier, Platino Linotype, Verdana...để giúp tương thích với các ứng dụng MS Word, MS Excel, MS PowerPoint, OutLook, FrontPage, Access 2000... với bộ mã UNICODE /TCVN 6909.

Cách chọn bảng mã tiếng việt trong Vietkey 2000:

- Mở ứng dụng Vietkey, bằng cách click chuột vào icon Vietkey.

- Chọn nút Char Sets (Bảng mã).

- Tiếp đến chọn vào Unicode Pre-Compound, TCVN 6909:2001 (Unicode dựng sẵn).

- Hoặc, bấm chuột phải vào icon Vietkey trên thanh Taskbar.

- Sử dụng các tổ hợp phím nóng như Control+Shift+F1, Control+Shift+F2,Control+Shift+F3.

Chọn kiểu gõ tiếng Việt:

Tại cửa sổ làm việc của Vietkey, nhấn chọn vào mục Kiểu gõ/Input Methods, chọn TELEX hay VNI.

Bên cạnh đó, Vietkey còn hỗ trợ thêm 9 kiểu gõ khác nhau là VIQR, Vietware, TCVN, BKtpHCM, VNU, VNSea, VNA.

Cách chuyển chế độ gõ tiếng Việt-Anh:

Để chuyển chế độ gõ tiếng Việt sang tiếng Anh (hay Nga, Pháp, Đức) hoặc ngược lại thì làm như sau:

- Cách 1: Dùng tổ hợp phím ALT-Z. 

- Cách 2: Dùng tổ hợp phím khác <Control-Control> hoặc <Control-Shift> trong mục Tuỳ chọn (Option). Cần chú ý tránh trùng lập với một số phần mềm chuyên dụng như Photoshop, AI, Corel...

- Cách 3: Trên thanh Taskbar, click chuột phải biểu tượng Vietkey, rồi chuyển chế độ Việt-Anh.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể tham khảo thêm các bộ gõ hỗ trợ tiếng Việt bao gồm TocKyVNKey, X-Unikey, FVIK, BlackCi hay VTKey...đang rất được nhiều người sử dụng.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.