Tổng xuất khẩu ngành giấy tháng 6 tăng gần 43% so với tháng trước

Tổng nhập khẩu giấy của Việt Nam trong tháng 6 đạt 135.220 tấn, tăng gần 4% so với tháng trước đó, trong khi tổng xuất khẩu đạt 156.174 tấn, tăng đến gần 43%.

Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước

Thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), tổng tiêu dùng trong tháng 6 đạt 481.588 tấn, tăng hơn 4% so với tháng 5.

Tổng sản xuất trong tháng 6 đạt 451.945 tấn, cũng tăng hơn 4% so với tháng 5.

Tổng nhập khẩu trong tháng 6 đạt 135.220 tấn, tăng gần 4% so với tháng trước đó.

Tổng xuất khẩu tháng 6 đạt 156.174 tấn, tăng đến gần 43% so với tháng trước.

Bản tin kinh tế ngành giấy số 7/2020: Tổng xuất khẩu ngành giấy tháng 6 tăng gần 43% so với tháng trước - Ảnh 1.

Hình 1: Sản lượng ngành giấy Việt Nam tháng 6 so với tháng 5. (Đvt: tấn. Nguồn: VPPA)

Tình hình xuất nhập khẩu giấy Việt Nam

Bản tin kinh tế ngành giấy số 7/2020: Tổng xuất khẩu ngành giấy tháng 6 tăng gần 43% so với tháng trước - Ảnh 2.

Hình 2: Tiêu dùng các loại giấy ở Việt Nam tháng 6 so với tháng 5. (Đvt: tấn. Nguồn: VPPA)

Bản tin kinh tế ngành giấy số 7/2020: Tổng xuất khẩu ngành giấy tháng 6 tăng gần 43% so với tháng trước - Ảnh 3.

Hình 3: Sản lượng sản xuất giấy ở Việt Nam tháng 6 so với tháng 5. (Đvt: tấn. Nguồn: VPPA)

Bản tin kinh tế ngành giấy số 7/2020: Tổng xuất khẩu ngành giấy tháng 6 tăng gần 43% so với tháng trước - Ảnh 4.

Hình 4: Nhập khẩu các loại giấy vào Việt Nam tháng 6 so với tháng 5. (Đvt: tấn. Nguồn: VPPA)

Bản tin kinh tế ngành giấy số 7/2020: Tổng xuất khẩu ngành giấy tháng 6 tăng gần 43% so với tháng trước - Ảnh 5.

Hình 5: Xuất khẩu các loại giấy của Việt Nam tháng 6 so với tháng 5. (Đvt: tấn. Nguồn: VPPA)

Bản tin kinh tế ngành giấy số 7/2020: Tổng xuất khẩu ngành giấy tháng 6 tăng gần 43% so với tháng trước - Ảnh 6.

Hình 6: Giá giấy nhập khẩu tại thị trường Việt Nam tháng 6 chưa bao gồm thuế và chi phí khác. (Đvt: tấn. Nguồn: VPPA)

Bản tin kinh tế ngành giấy số 7/2020: Tổng xuất khẩu ngành giấy tháng 6 tăng gần 43% so với tháng trước - Ảnh 7.

Hình 7: Giá giấy xuất khẩu tại thị trường Việt Nam tháng 6. (Đvt: tấn. CIF. Nguồn: VPPA)

Thị trường giấy trên thế giới

Về thị trường nhập khẩu khu vực Châu Á, giá bột chưa tẩy (UKP) nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất giấy làm bao bì trong tháng 6 trung bình là 460 USD/tấn, giảm hơn 21% so với trung bình tháng 5.

Giá bột hóa trắng gỗ mềm (BSKP) nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất giấy bao bì, bao gói trong tháng 6 trung bình là 580 USD/tấn, giảm gần 4% so với trung bình tháng trước.

Giá bột hóa trắng gỗ cứng (BHKP) nguyên liệu cho sản xuất giấy in, viết, giấy tissue trong tháng 6 trung bình là 460 USD/tấn, giảm gần 6% so với trung bình tháng trước.

Giá bột bạch đàn (BEK), thuộc bột hóa trắng gỗ cứng, trong tháng 6 trung bình là 465 USD/tấn, giảm hơn 4% so với trung bình tháng 5.

Tại khu vực Đông Nam Á, giá giấy thu hồi trung bình nhập khẩu trong tháng 7 không thay đổi so với tháng trước.

Cụ thể, giá giấy văn phòng phân loại Mỹ (SOP) trong tháng 7 trung bình là 255 USD/tấn.

Giá bìa các tông hòm hộp cũ của Mỹ (OCC 11) trong tháng 7 trung bình là 150 USD/tấn.

Giá bìa các tông hòm hộp cũ Châu Âu (OCC 95/5) trong tháng 7 trung bình là 123 USD/tấn.

Giá giấy hỗn tạp Mỹ (Mixed Paper) trong tháng 7 trung bình là 50 USD/tấn.

Giá bìa các tông hòm hộp cũ của Nhật Bản trong tháng 7 trung bình là 143 USD/tấn.

Tin tức đầu tư ngành giấy thế giới

CMPC mua lại SEPAC – công ty sản xuất tissue hàng đầu của Brazil.

ND Paper sẵn sàng khởi động lại nhà máy bột giấy ở Maine.

Valmet lên kế hoạch khởi chạy các dự án tại Indonesia, Brazil và Thái Lan vào năm 2021.

Một số nội dung chính của bản tin gồm:

Giá xuất – nhập khẩu bột giấy và giấy Tình hình sản xuất – kinh doanh ngành giấy trong nước Tin tức đầu tư

Chi tiết Bản tin kinh tế ngành giấy số 7/2020

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.