Nghĩa trang ngay dưới Yorkville
Khu dân cư giàu có thời nay của Toronto có một quá khứ ít ai biết đến. Yorkville ngày nay được xây dựng ngay trên khu nghĩa trang đầu tiên của Toronto, trước kia được gọi là Potter's Field.
Yorkville là địa điểm tụ tập của dân hippie
Trước trở thành trung tâm mua sắm quần áo và phụ kiện đắt đỏ như bây giờ, Yorkville trước kia “ngập tràn” bóng dáng của dân hippie. Có lẽ vì lí do đó, Toronto còn được gọi là "Phong trào hippie giữa lòng thủ đô Canada”. Neil Young, Joni Mitchell, giới nghệ sĩ và những nhạc sĩ Canuck nổi tiếng khác đều chọn nơi đây làm tụ điểm tại quán café và bar – hiện đã được thay thế bằng những thương hiệu lớn như Louis Vuitton và Gucci.
Nấu bia tại làng Pioneer
Bạn có thể dành cả ngày để tìm hiểu cách nấu bia như người bản địa đã từng thực hiện từ những năm 1860 thông qua các chương trình tập sự tại làng Pioneer. Khi đã hoàn thành, bạn có thể mang về 2 lít bia do tự bạn làm ra trong suốt buổi học. Nếu không phải là người thích đồ uống có cồn, bạn cũng có thể đăng ký trải nghiệm một ngày với công việc của thợ rèn, thợ làm bánh, hoặc học cách may các sản phẩm chần bông từ một số kinh nghiệm truyền thống.
Có một khu vườn nhiệt đới nhỏ trong trung tâm thành phố
Bạn sẽ chẳng thể ngờ rằng giữa tất cả các khối bê tông và căn hộ trong thành phố lại có một con đường nhỏ dẫn ra ngôi vườn mà ngay cả nhiều cư dân cũng không hề biết đến. Nằm ở phía Nam của đường Richmond, giữa đường Yonge và Bay, ngay khi bước vào Cloud Gardens Conservatory, bạn sẽ cảm thấy như mình vừa bước vào khu rừng nhiệt đới.
“Ngôi nhà một nửa” ở phố St. Patrick
Rất nhiều người đã ghé qua đây nhưng không hề để ý rằng ở số nhà 54 1/2 phố St. Patrick có một ngôi nhà rất kỳ lạ - ngôi nhà chỉ có một nửa. Có thể bạn sẽ không tin vào mắt mình ngay cả khi đang đứng trước ngôi nhà đó, nhưng ngôi nhà thực sự trông không hề trọn vẹn. Vì một số lý do trong việc tranh chấp đất đai nên ngôi nhà mới có hình dạng như vậy.
Cây cầu bị chôn vùi trong công viên Trinity Bellwoods
Được xây dựng vào năm 1914 nhưng cây cầu Garrison Creek sớm đã “biến mất” không một chút dấu tích do hậu quả từ việc xây dựng tàu điện ngầm Bloor-Danforth.
Trung tâm Rogers Centre từng được phủ kín bởi khinh khí cầu
Vào năm 1992, trung tâm Rogers Centre đã ghi danh lập kỷ lục thế giới về số lượng khinh khí cầu lớn nhất có trong một khu vực. Ngày hôm đó đã có tổng cộng 46 quả khinh khí cầu được đốt trên sân cùng lúc.
Khu học xá Lakeshore của trường Humber từng là nơi tị nạn
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy khu Lakeshore không phải lúc nào cũng toàn sinh viên. Một số tòa nhà trong khuôn viên trường cũng như hệ thống đường hầm bên dưới từng là trại tị nạn Mimico Branch, sau này được gọi là Bệnh viện Tâm thần Lakeshore. Không cần phải nói, có tin đồn rằng nơi này là bị ma ám. Các đường hầm bị đóng cửa và người dân không được đi qua, nhưng đôi khi cũng có những tour du lịch tại đây.
Đảo Toronto thực chất không phải là hòn đảo
Có lẽ bạn không biết nhưng đảo chính của quần đảo Toronto không hẳn được coi là đảo. Khu vực này đã từng gắn liền với đất liền và hình thành một dải đất dài 9km. Một cơn bão mạnh vào năm 1858 đã tạo ra hố và chia dải đất làm đôi. Từ đó, hòn đảo được hình thành.
Ngọn hải đăng bị ma ám
Một trong những điều liên quan đến lịch sử bị “ám” của Toronto có kể về một hồn ma luôn lảng vảng xung quanh ngọn đèn hải đăng Gibraltar Point. Truyền thuyết kể rằng nơi này bị ám ảnh bởi người đầu tiên trông coi ngọn hải đăng - ông J.P. Radan Muller, đã bị sát hại vào năm 1815.