Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, cho biết ngay khi Bộ GD-ĐT công bố chương trình khung, TP sẽ bắt tay ngay vào biên soạn bộ sách riêng của TP. Cho đến thời điểm này, đội ngũ làm SGK của TP HCM đã có nhiều ý tưởng và trao đổi chuyên sâu để hình thành nên khung của từng bài, từng phần trong bộ sách riêng. Bộ sách mới được hoàn thành theo từng cấp học để bảo đảm tính liên thông của chương trình.
Không đặt nặng học thuộc lòng
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM, chủ trương khi biên soạn bộ SGK riêng của TP là phải khắc phục được những tồn tại, thiếu sót của bộ SGK hiện hành, tiếp cận được với xu hướng giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.
Lâu nay, bộ SGK cũ bộc lộ nhược điểm là gây nhàm chán, nặng nề do những kiến thức hàn lâm, xa rời thực tiễn. Bộ sách mới sẽ chú ý đến phương ngữ vùng miền; các ví dụ, bài tập thực tiễn sẽ gần gũi, sinh động hơn. Chẳng hạn, các nhóm tác giả sẽ đưa vào những nội dung sát với đặc thù riêng của TP trong các sách về lịch sử, địa lý, văn hóa, con người, kinh tế... Đồng thời, tích hợp các chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống của TP cùng các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Hoạt động giáo dục địa phương được giảng dạy bằng sách lịch sử TP HCM, lịch sử Đảng bộ Sài Gòn Gia Định - TP HCM và chủ đề dạy học trong các hoạt động trải nghiệm thực tiễn ngoài nhà trường.
Học sinh TP HCM học tài liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM biên soạn |
Cũng theo ông Đỗ Minh Hoàng, SGK mới không đặt nặng việc học thuộc lòng. Yêu cầu chung là chú trọng dạy để học sinh hiểu và làm; kết hợp giữa dạy chữ và dạy người, rèn luyện khả năng tự học và vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
Trên cơ sở đó, SGK mới chỉ chọn lọc các kiến thức cần thiết, thực tiễn và hiện đại, tăng cường rèn luyện phương pháp học, phương pháp tự học, hoạt động nhóm, tăng cường rèn luyện các trải nghiệm thực tế gắn với việc tập luyện giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống và xã hội ngay từ nhà trường. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy tích hợp, liên môn, trong bộ SGK mới, nội dung chương trình chi tiết được sắp xếp theo các chủ đề, chủ điểm, có tính đến sự tích hợp nội môn và liên môn. Từ đó, giúp số lượng bài học giảm, nội dung chương trình cũng giảm tải, nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, việc biên soạn SGK mới theo hướng không quy định cụ thể từng tiết mà phân bố thành từng chủ đề thực hiện trong một số tiết còn giúp giáo viên chủ động hơn trong giảng dạy để phù hợp với thực tiễn lớp học, thực tiễn về phát triển công nghệ thông tin, khả năng tiếp cận kiến thức của học sinh.
Bao giờ có chương trình khung?
Từ năm 2016, Bộ GD-ĐT đã đồng ý về mặt chủ trương cho phép Sở GD-ĐT TP HCM phối hợp NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn bộ SGK riêng. Trong đó, sở đóng vai trò hỗ trợ, định hướng chuyên môn, mời và tập hợp các thành viên hội đồng biên soạn; còn NXB thực hiện các công đoạn như biên tập, trình bộ thẩm định…
Thế nhưng, cho đến thời điểm này, khung chương trình vẫn chưa được Bộ GD-ĐT công bố. Nhiều chuyên gia giáo dục đặt câu hỏi về sự chậm trễ này: Phải chăng Bộ GD-ĐT muốn giữ khung chương trình đến phút cuối mới tung ra, để các địa phương dù muốn biên soạn riêng cũng trở tay không kịp? Khi đó, không còn cách nào khác là phải dùng SGK của bộ và quay lại kiểu độc quyền một bộ sách như trước đây.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại TP HCM, lâu nay một số trường THCS đã giảng dạy thử nghiệm các tài liệu dạy học do một số giáo viên biên soạn, như "Tài liệu dạy học vật lý" bậc THCS được áp dụng từ năm 2011, "Tài liệu dạy học toán THCS" áp dụng từ năm 2014. Cũng theo ông Đỗ Minh Hoàng, bộ SGK mới sẽ tương tự các bộ tài liệu này nhưng còn giảm tải hơn nữa so với những bộ sách tài liệu đó biên soạn trên cơ sở khung chương trình cũ của Bộ GD-ĐT.
Việc xây dựng các bộ tài liệu dạy học là một bước chuẩn bị tích cực của TP cho việc soạn thảo bộ SGK theo chương trình phổ thông mới. Vì thế, theo một giáo viên được tập huấn tham gia biên soạn SGK tại TP HCM, chương trình khung của bộ công bố càng sớm càng tốt bởi hơn hai năm nay, giáo viên đã tập huấn nhiều, ý tưởng nhiều, nhiệt huyết và cũng hy vọng rất nhiều ở đứa con tinh thần này, nếu chờ lâu quá thì nhiệt huyết cũng vơi đi.
NXB Giáo dục vẫn quyết định giá sách Theo Sở GD-ĐT TP HCM, bộ sách mới do sở và NXB Giáo dục Việt Nam phối hợp biên soạn. Trong việc hợp tác này, NXB Giáo dục Việt Nam giữ vai trò định hướng, tập huấn cho đội ngũ biên soạn, đầu tư kinh phí tổ chức tọa đàm, tập huấn... Do đó, khi bộ SGK hình thành và sử dụng, giá sách sẽ do phía NXB quyết định, phân phối trên cơ sở hợp lý và có sự khống chế của Bộ GD-ĐT. |
Tổng giám đốc NXB Giáo dục: Kinh doanh SGK lỗ hàng chục tỷ đồng
Theo NXB Giáo dục Việt Nam, sách giáo khoa (SGK) không được thiết kế để học sinh viết. Hàng năm, số lượng phát hành SGK ... |
Bộ GD&ĐT lên tiếng về việc in cả bài tập vào sách giáo khoa của học sinh gây lãng phí
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa chia sẻ một vài quan điểm về cách sử dụng sách giáo khoa (SGK) sao cho hiệu ... |
Bộ Giáo dục lập đoàn kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa tại NXB Giáo dục Việt Nam
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm mạnh Hùng vừa ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa (SGK) ... |