TP. HCM: Phấn đấu 20% học sinh, sinh viên đi xe buýt năm 2020 | |
BOT hồ bơi trường học! | |
Vụ bắt xe rau quả thối ở trường học: 'Không có vùng cấm' trong xử lý |
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM đã ban hành kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020.
Việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh về lối sống thân thiện môi trường, từng bước thay đổi hành vi và hình thành thói quen tích cực trong bảo vệ môi trường.
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn cũng nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và giảm chôn lấp CTRSH, góp phần xây dựng thành phố văn minh - sạch - đẹp thông qua lồng ghép các nội dung giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường vào các chương trình chính khóa và ngoại khóa của nhà trường.
TP HCM triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các trường học (Ảnh minh họa, nguồn Internet) |
Cụ thể, kế hoạch nêu rõ việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các trường trên địa bàn thành phố. Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 03 nhóm: nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy, nhóm chất thải có khả năng tái chế/tái sử dụng và nhóm chất thải còn lại.
Trang bị thùng chứa để tổ chức phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong khuôn viên các trường học. Tập huấn, hướng dẫn học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà trường thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Đồng thời cung cấp tài liệu hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho giáo viên, học sinh các cấp học trên địa bàn thành phố. Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, các trường học trên địa bàn thành phố có kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường, phân loại CTRSH vào các hoạt động truyền thông và giáo dục tại các cấp học.
Ngoài ra cũng xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt về bảo vệ môi trường tại các trường học. Tập huấn kiến thức về bảo vệ môi trường, hướng dẫn lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào hoạt động giảng dạy, ngoại khóa, kỹ năng tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường trong trường học, tham quan thực tế một số công trình, dự án bảo vệ môi trường của thành phố.