Văn hóa ứng xử trong trường học: Cái chưa đẹp lu mờ cái đẹp?

Trước những vấn đề gây bức xúc trong xã hội về cách ứng xử giữa thầy, cô giáo và học trò thời gian qua, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã xây dựng Đề án Xây dựng văn hóa.

“Sốc” vì ứng xử trong học đường

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò. Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đáng chân trọng. Nhưng ngày nay nhiều học trò đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học.

Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học với tương lai, cuộc đời. Thậm chí, nhiều vụ bạo hành học đường xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến chuẩn mực đạo đức thầy-trò.

van hoa ung xu trong truong hoc cai chua dep lu mo cai dep
Vụ việc nam sinh bóp cổ giáo viên ngay trong lớp học gây nhức nhối dư luận về đạo đức thầy - trò. (Ảnh minh họa).

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng, xuất hiện thêm nhiều vụ việc phức tạp.

Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục cầm dao, kiếm để “xử nhau” chỉ vì những lí do rất con trẻ như nói xấu, ghen tuông, không cho chép bài, hay chỉ đơn giản là “nhìn đểu”, thích thì đánh cho bõ ghét.

Đơn cử như năm học 2017-2018, theo báo cáo của ngành giáo dục cả nước xảy ra vài trăm vụ bạo lực học đường, mỗi tỉnh, thành xảy ra khoảng 2-3 vụ.

Trong khi đó, thống kê của ngành công an thì số vụ liên quan đến bạo lực học đường là hơn 2.000 vụ, trong đó hơn 53% số vụ bạo lưc xảy ra trong môi trường học đường (thuộc quyền quản lý của các cơ sở giáo dục).

Các vụ việc liên quan đến quan hệ thầy-trò cũng ngày càng tăng cao tính phức tạp. Ngày 2/3, vào giờ tiếng Anh ở lớp 8/8, trường THCS Tân Thạch (Bến Tre, cô giáo C.T.N - phát hiện một học sinh nữ không tập trung vào môn học, mà xem bài môn học khác.

Cô N. nhắc nhở nhiều lần mà nữ sinh này không nghe, nên đã thu vở của học sinh này. Bất ngờ, nam sinh N.V.M.T ngồi phía sau lớn tiếng văng tục, rồi nhào đến bóp cổ cô N. trước sự ngỡ ngàng của cả lớp. Chỉ đến khi các học sinh khác lao vào can ngăn, cô N. mới được giải thoát.

Đầu tháng 4/2018 tại lớp 3A5, trường Tiểu học An Đồng (Hải Phòng), học sinh P.P.A nói chuyện với bạn trong giờ học và bị cô giáo N.T.M.H phát hiện, nhắc nhở và bắt phải uống nước từ giẻ lau bảng.

Cuối tháng 8 vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện 1 clip ghi lại hình ảnh lớp mầm non, với nhiều trẻ đánh hội đồng một bạn học sinh khác trong lớp.

Tuy nhiên, các cô giáo dù ở xung quanh và nhìn thấy nhưng không hề có hành động can ngăn khiến nhiều người phẫn nộ. Các thông tin như học sinh không tôn trọng giáo viên, thầy cô bạo lực với học sinh, phụ huynh xúc phạm giáo viên, tình trạng thiếu công bằng, gian lận trong thi cử, chuyện mua bán các kết quả học tập nhan nhản trên các phương tiện đại chúng khiến hình ảnh giáo dục nước ta ngày càng tệ.

Những hình ảnh đẹp về thầy cô, về tình thầy trò rất nhiều ở thực tế học đường phần nào bị lu mờ cùng với sự góp sức lan tỏa những hình ảnh xấu của mạng xã hội.

“Nóng” dư luận xã hội

Mỗi khi có một vụ việc liên quan đến những lệch chuẩn về quan hệ giữa thầy và trò, dư luận lại nổi lên cơn “cuồng nộ”.

Có thể thấy, mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn tới những thay đổi trong đời sống xã hội, thay đổi những giá trị truyền thống, trong đó có môi trường giáo dục.

Đối với học sinh đang có biểu hiện suy thoái, lệch lạc về phẩm chất, đạo đức, lối sống: thiếu trung thực, trách nhiệm với bản thân, gia đình và nhà trường; vô lễ với cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn tuổi; thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai trái không dám đấu tranh…

Không chỉ có xu hướng đề cao các giá trị vật chất, thực dụng, một số học sinh sớm sa vào nghiện trò chơi điện tử, có hành vi bạo lực và hành xử thiếu văn hóa. Ngay cả với các thầy cô giáo, “khoảng trống” về kỹ năng sống đã khiến một bộ phận thầy cô giáo chưa được trang bị, chuẩn bị đầy đủ nhận thức và tâm thế trước những tác động “tiêu cực” từ bên ngoài xã hội.

Trong chương trình, quá trình đào tạo giáo viên hiện nay vẫn còn để “trống” mảng đào tạo về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên; giáo viên không được bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp sư phạm, năng lực chuyên môn… là nguyên nhân dẫn tới có một số thầy cô giáo chưa đáp ứng năng lực và theo kịp sự biến động về tâm lý của học sinh, cá biệt còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm, cứng nhắc, chưa chia sẻ với học sinh.

Những lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử đang làm dư luận “nóng” mỗi ngày. Một bộ quy tắc ứng xử trong trường học là cần thiết để định hướng đi đúng cho mối quan hệ nhà trường - học sinh - gia đình.

Trước những vấn đề nóng trong trường học thời gian gần đây, Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, mục tiêu là đến năm 2020, 100% trường học xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường học; 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên được tuyên truyền, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử.

van hoa ung xu trong truong hoc cai chua dep lu mo cai dep Vì sao nhà vệ sinh ở trường 'ám ảnh' học sinh?

Thiết bị mau xuống cấp, ý thức học sinh chưa tốt, nhân sự cho dọn dẹp thiếu là những nguyên nhân khiến học sinh sợ ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.