'TP HCM không thiếu kinh phí để phòng chống dịch Covid-19'

Đó là phát biểu của Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn hôm nay.

Chỉ đạo tại buổi họp trực tuyến để phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhận định, đến nay chúng ta đang kiểm soát rất tốt tình hình dịch bệnh và việc kêu gọi người dân mang khẩu trang thời gian qua đã phát huy tác dụng.

Nếu không quyết liệt ngay từ ban đầu, có thể 12.000 người đã bị nhiễm Covid-19 trong một tháng - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân tại buổi họp trực tuyến. (Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM).

Ông dẫn chứng số liệu, các nước như Italy, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… có nền khoa học rất phát triển nhưng khi dịch bệnh xuất hiện thì họ không coi đeo khẩu trang là một trong những giải pháp quan trọng ban đầu; không triển khai tìm người nguy cơ lây bệnh để cách li nên khi bùng phát thì tốc độ lây lan rất nhanh.

Tại nước Italy, con số từ 8.000 người nhiễm lên 16.000 người nhiễm chỉ sau 3,5 ngày. "Nếu có 100 người nhiễm thì khoảng 7-8 ngày sau sẽ lên 1.000 người nhiễm. Từ 1.000 lên 2.000 người nhiễm chỉ cần 3-4 ngày và cứ gấp đôi con số người nhiễm cũng chỉ khoảng 3 đến 4 ngày" – ông Nhân giải thích.

(Theo Bộ Y tế Việt Nam, tính đến 20h20, Italy có 24.747 ca nhiễm, 1.089 người tử vong; Pháp có 5.423 ca nhiễm, 127 người tử vong; Đức có 6.248 ca nhiễm, 13 người tử vong; Tây Ban Nha có 8.79 ca nhiễm, 297 người tử vong).

Ở chiều ngược lại, số người nhiễm bệnh Covid-19 ở Nhật Bản tăng từ 100 lên gần 1.000 người nhiễm phải mất 30 ngày. Tại Hàn Quốc, số người nhiễm tăng từ 100 lên 4.000 người nhiễm mất 11 ngày.

Nếu không quyết liệt ngay từ ban đầu, có thể 12.000 người đã bị nhiễm Covid-19 trong một tháng - Ảnh 2.

TP HCM quyết liệt cách li khi phát hiện ca nhiễm bệnh cũng như những người tiếp xúc gần để ngăn chặn lây lan. Trong ảnh: Chung cư Hòa Bình được cơ quan chức năng phong tỏa khi phát hiện một ca dương tính với Covid-19. (Ảnh: Trường Nguyên).

Điều này chứng tỏ, khi Nhật có những biện pháp ban đầu như vận động người dân mang khẩu trang, cách li quyết liệt thì số người nhiễm tăng từ 100 lên 1.000 phải mất đến 30 ngày. (Đến 20h20 ngày 16/3, Nhật Bản có 845 ca nhiễm, 27 người tử vong).

Còn tại Hàn Quốc, thời gian đầu dịch thì lượng người nhiễm tăng từ 100 lên đến 4.000, nhanh hơn các nước châu Âu. Tuy nhiên khi các biện pháp được áp dụng mạnh mẽ thì số người nhiễm bệnh trong 12 ngày qua chỉ lên mức hơn 8.000. (Đến 20h20 ngày 16/3, Hàn Quốc có 8.236 ca nhiễm, 75 người tử vong).

Từ thực tế này, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhận định: "Nếu ban đầu chúng ta không vận động người dân mang khẩu trang, quyết liệt cách li người nghi ngờ nhiễm bệnh, chỉ trong hai tuần có thể sẽ có 4.000 người nhiễm, hai tuần sau sẽ nhân lên 12.000 người nhiễm Covid-19".

Người đứng đầu Thành ủy cho rằng, TP HCM chống dịch bệnh Covid-19 cực kì thận trọng nhưng không hoảng sợ. Dịch bệnh có thể kéo dài nên người dân cần tuân thủ những qui tắc phòng chống, hạn chế dịch bệnh.

Năng lực cách li của TP HCM đến cuối tháng 2 là 2.000 người, cuối tháng 3 là 3.000 người, cuối tháng 4 là 4.000 người. Nếu cần thiết, sau tháng 5 có thể đáp ứng đến 24.000 người. TP có hơn 1.000 y bác sĩ tham gia chống dịch, 1.600 giường bệnh… cùng nhiều trang thiết bị hiện đại để đáp ứng tình hình.

Ông Nhân yêu cầu các cơ quan chức năng phải chủ động kiểm tra, dự báo để phát hiện nguồn lây nhiễm từ các nước khác, từ các tỉnh thành khác vào thành phố. Nếu làm tốt khâu này, khi phát hiện ca nhiễm thì nhanh chóng khoanh vùng cách li, loại trừ được sự lây lan.

Về việc vận động người dân và du khách khi đến thành phố phải đeo khẩu trang nơi công cộng, ông Nhân khẳng định TP không thiếu khẩu trang vì đã có hợp đồng với 16 công ty sản xuất khẩu trang để cung ứng đủ nhu cầu của người dân.

Bí thư Thành ủy cũng vận động người dân nên hạn chế đến nơi đông người nếu không cần thiết, và nếu đến thì phải trang bị khẩu trang cho mình để phòng chống bệnh.

"TP HCM không thiếu kinh phí để phòng chống dịch. TP sẽ vẫn là nơi an toàn. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp phải chấp nhận việc tiêu dùng bị ít đi, thu nhập ít đi để giúp cho những cá nhân, doanh nghiệp bị mất hoàn toàn thu nhập. Chúng ta cần chia sẻ để vượt qua", ông Nhân nói.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.