TP. HCM: Phấn đấu 20% học sinh, sinh viên đi xe buýt năm 2020

Các đơn vị trường học phải điều tiết giờ học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa đón học sinh bằng xe buýt, giảm áp lực giao thông vào giờ cao điểm.
tp hcm phan dau 20 hoc sinh sinh vien di xe buyt nam 2020 Chuyện lạ: Đoàn xã đề nghị trường xem xét ý thức học sinh vì... không tham gia sinh hoạt hè
tp hcm phan dau 20 hoc sinh sinh vien di xe buyt nam 2020 Phụ huynh bức xúc vì học sinh phải đóng 135.000 đồng sổ liên lạc điện tử
tp hcm phan dau 20 hoc sinh sinh vien di xe buyt nam 2020 Giáo dục phổ thông còn nặng áp lực thi cử, học sinh yếu ngoại ngữ

Căn cứ kế hoạch vận chuyển và quản lý hoạt động đưa rước học sinh, sinh viên theo hình thức hợp đồng có trợ giá, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM triển khai kế hoạch hoạt động đưa rước học sinh trên địa bàn thành phố năm học 2017 – 2018.

Cụ thể, các trường xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động đưa rước học sinh bằng xe buýt nhằm đạt chỉ tiêu đến năm 2020 có 15 - 20% học sinh, sinh viên tham gia đi lại bằng xe buýt so với tổng số học sinh, sinh viên mỗi trường.

Nhà trường có kế hoạch tuyên truyền vận động học sinh tham gia đưa rước bằng xe buýt từ năm học 2017 – 2018, tuyên truyền bằng nhiều hình cho cha mẹ học sinh về lợi ích của việc đưa đón học sinh bằng xe buýt trong phiên họp Cha mẹ học sinh đầu năm.

Cũng theo kế hoạch, hoạt động đưa rước học sinh, sinh viên theo hình thức hợp đồng có trợ giá, cụ thể mức trợ giá chung trên địa bàn thành phố (tối đa 02 lượt/ngày) là 2.830 đồng/học sinh/lượt. Mức trợ giá riêng cho địa bàn huyện Cần Giờ (tối đa 4 lượt/ngày) là 3.537 đồng/học sinh/lượt.

tp hcm phan dau 20 hoc sinh sinh vien di xe buyt nam 2020
TP. HCM phấn đấu 15 - 20% học sinh, sinh viên đi xe buýt năm 2020 (Ảnh: Công Tuấn)

Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong việc xác nhận số lượng, số lượt học sinh tham gia đưa rước, số chuyến, loại phương tiện và số phương tiện tham gia đưa rước theo quy định đồng thời phối hợp với trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng thực hiện chương trình đưa rước học sinh có trợ giá, cung cấp, cung cấp thông tin về số lượng học sinh tham gia đưa rước và thời gian học cụ thể tại từng trường.

Các đơn vị đã đưa vào sử dụng thẻ School Smart Card - SSC phối hợp với Trung tâm vận tải hành khách công cộng triển khai cho toàn thể học sinh tại trường sử dụng khi tham gia đưa rước bằng xe buýt và có đánh giá tính hiệu quả để mở rộng ở các đơn vị khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.

Ngoài ra, các đơn vị trường học cũng phải điều tiết giờ học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa đón học sinh trong khu vực, giảm áp lực giao thông vào giờ cao điểm. Thực hiện đưa rước học sinh bằng xe buýt và giảm ùn tắc trước cổng trường là nhiệm vụ quan trọng, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ đưa vào tiêu chí thi đua các đơn vị năm học 2017 – 2018.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.