TP HCM sắp khởi công trục đường và cầu Nguyễn Khoái đi qua 3 quận, tổng vốn hơn 3.700 tỷ đồng

Đự án đầu tư xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái đi qua địa bàn quận 1, quận 4 và quận 7. Dự án án này có tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2027.

Vừa qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường TP HCM đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái tại quận 1, quận 4 và quận 7.

Theo đó, hiện trạng giao thông kết nối giữa khu trung tâm hiện hữu với khu nam thành phố gồm có các trục giao thông cầu Tân Thuận và đường Nguyễn Tất Thành, cầu kênh Tẻ và đường Nguyễn Hữu Thọ, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chữ Y… Tình trạng giao thông trên các cầu này đều quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

Theo quy hoạch, trên khu vực còn có cầu Kênh Tẻ 2 trên đường Lê Văn Lương, cầu Nguyễn Khoái bắc qua kênh Tẻ nối vào đường Nguyễn Khoái của quận 4, song việc đầu tư dự án cầu Kênh Tẻ 2 và mở rộng đường Lê Văn Lương cần nguồn kinh phí giải tỏa rất lớn, thời gian thực hiện kéo dài. Vì vậy, việc nghiên cứu đầu tư cầu đường Nguyễn Khoái để sớm đưa công trình vào sử dụng là rất cần thiết.

 Khu vực sẽ làm dự án cầu đường Nguyễn Khoái. (Ảnh tư liệu: Hải Quân).

Đi qua ba quận, chiều dài gần 5 km

Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các Công trình Giao thông TP HCM, dự án có tổng chiều dài là 4,8 km. Điểm đầu nằm trên đường D1 (Hoàng Trọng Mậu) cách đường Trần Xuân Soạn khoảng 400m về phía nam, quận 7; điểm cuối giao với đường Võ Văn Kiệt, quận 1.

Phạm vi thực hiện dự án nằm trong ranh giới địa lý hành chính của 6 phường thuộc quận 1, quận 4 và quận 7 của TP HCM. Trong đó, quận 7 đi qua phường Tân Hưng; quận 4 đi qua phường 3, phường 2 và phường 1; quận 1 đi qua hường Cô Giang và phường Cầu Kho.

 Sơ đồ dự án xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái. (Ảnh chụp từ văn bản).

Về hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án, phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án đoạn qua quận 7 (đầu tuyến) có đoạn đi trùng đường D1 (Hoàng Trọng Mậu), phạm vi dự án nằm hoàn toàn trong phạm vi mặt cắt ngang đường D1 (Hoàng Trọng Mậu).

Đoạn nối từ cầu Ông Đội đến Trần Xuân Soạn đã thi công nên không có giải phóng mặt bằng. đường Trần Xuân Soạn có phạm vi dự án nằm trong phạm vi đất giao thông hiện hữu và đất cây xanh dọc bờ kênh hiện hữu nên cũng không có giải phóng mặt bằng.

Đoạn qua quận 4 trên đường Tôn Thất Thuyết nằm trong phạm vi dự án sẽ xây dựng 2 nhánh cầu N3 và N4, 2 cầu thang bộ hành kết nối từ cầu vượt kênh Tẻ xuống đường Tôn Thất Thuyết và đoạn kè dưới dạ cầu vượt kênh Tẻ dài khoảng 63 m. Hiện nay dự án Xây dựng cải tạo, mở rộng đường Tôn Thất Thuyết và công viên cây xanh cũng đang triển khai bước Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Để giải tỏa đồng bộ một lần toàn tuyến đường Tôn Thất Thuyết, kinh phí giải phóng mặt bằng trên đường Tôn Thất Thuyết trong phạm vi xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái (quận 1, quận 4 và quận 7) do dự án cải tạo, mở rộng đường Tôn Thất Thuyết và công viên cây xanh thực hiện.

Đường Bến Vân Đồn nằm trong phạm vi dự án nằm trong phạm vi đất giao thông hiện hữu nên không có giải phóng mặt bằng.

Đoạn dọc theo đường Nguyễn Khoái có phương án điều chỉnh dự án xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái, quận 1, quận 4, quận 7 nêu trên thì tổng bề rộng đường Nguyễn Khoái là 30 m, riêng đoạn qua chung cư Galaxy 9 rộng 26,5 m, kết hợp với đường trên cao.

Cùng với đó, trường hợp 25 tổ chức bị ảnh hưởng chỉ giải tỏa một phần có tổng diện tích 5.084 m2; 100 hộ dân bị ảnh hưởng có tổng diện tích 3.981 m2 , trong đó có 14 hộ di chuyển toàn bộ có diện tích 601 m2 và 86 hộ di chuyển một phần có diện tích 3.380 m2 . Chi phí bồi thường với tổng diện tích GPMB là 9.064 m2 , tổng chi phí GPMB là hơn 1.000 tỷ đồng.

Đoạn qua quận 1 thuộc ranh dự án nằm trong lộ giới đường Võ Văn Kiệt hiện hữu và đất kênh rạch của rạch Bến Nghé nên không phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Như vậy, trong phạm vi dự án Xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái chỉ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên đường Nguyễn Khoái tổng diện tích là 9.065 m2 trong đó diện tích đất ở là 3.981 m2 (100 hộ dân bị ảnh hưởng) và 5.084 m2 đất của 25 tổ chức.

Tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, khởi công vào quý IV này

Về hướng tuyến dự án, tuyến bắt đầu tại điểm trên đường D1 (Hoàng Trọng Mậu) thuộc khu dân cư Him Lam, Quận 7 (cách đường Trần Xuân Soạn khoảng 280 m về phía Nam,) đi theo đường D1 (Hoàng Trọng Mậu) quy hoạch.

Tuyến vượt qua kênh Tẻ và tiếp tục đi trên cao theo đường Nguyễn Khoái hiện hữu, sau đó vượt qua rạch Bến Nghé rồi kết nối vào đường Võ Văn Kiệt thông qua các nhánh N5, N6, N7 và N8.

Về quy mô xây dựng dự án, phần đường có thiết kế cơ bản theo quy mô đường đô thị, vận tốc thiết kế 30 - 50km/h; mặt cắt ngang phần cầu có bề rộng 6,5 - 25,5 m; phần đường có quy mô mặt cắt ngang 24,25 - 35 m.

Các hạng mục công trình chính bao gồm xây dựng cầu Nguyễn Khoái có chiều dài gần 2,5 km; xây dựng đường dẫn hai đầu cầu chiều dài khoảng 2,3 km với quy mô đường giao thông đô thị - đường chính khu vực; xây dựng cầu thang bộ hành; xây dựng nút giao đường Võ Văn Kiệt.

Cụ thể, về quy mô mặt cắt ngang cầu, đoạn dẫn phía quận 7 và cầu cạn phía quận 4 có bề rộng mặt cầu 16 m, trong đó, hai làn xe ô tô rộng 7 m; hai làn xe hỗn hợp rộng 7 km; dải phân cách giữa 0,5 m; dải an toàn 1 m và gờ lan can hai bên rộng 1 m.

Mặt cắt ngang cầu chính vượt kênh Tẻ có bề rộng cầu 25,5 m, trong đó, 4 làn xe ô tô rộng 14 m; hai làn xe hỗn hợp rộng 6,5 m; dải phân cách giữa rộng 0,5 m; dải an toàn 1 m và lan càn, lề bộ hành hai bên rộng 3,5 m.

Đoạn vượt rạch Bến Nghé có hai cầu cong nhánh chính với bề rộng 9,75 m; mặt cắt ngang cầu các nhánh N1, N2 (trên đường Trần Xuân Soạn) và các nhánh N5, N6, N7, N8 trên đường Võ Văn Kiệt có bề rộng cầu 6,5 m; mặt cắt ngang cầu các nhánh N3, N4 (trên đường Tôn Thất Thiết) có bề rộng 8,5 m.

Về quy mô mặt cắt ngang đường, phía quận 7 có tổng mặt cắt ngang (trên đường D1) rộng 35 m; đoạn qua quận 4 có mặt cắt ngang trên đường Nguyễn Khoái rộng 26,5 - 30 m.

Cải tạo đường Bến Vân Đồn trong phạm vi dự án hoàn trả đảm bảo số làn xe như hiện trạng đang khai thác theo mặt cắt ngang hiện hữu khoảng 32 m - 35 m.

Đoạn qua quận 1 sẽ cải tạo, mở rộng đường Võ Văn Kiệt về phía rạch Bến Nghé đảm bảo đủ bề rộng cho các luồng giao thông chạy suốt trên trục đường này. Chiều rộng mở thêm từ 5,5 - 10,37 m, chiều dài khoảng 800 m (tính từ tim nút giao với đường Trần Đình Xu về 2 phía khoảng 400 m). Mặt cắt ngang sau khi cải tạo rộng từ 57,4 m đến 67,7 m.

Tổng mức đầu tư của dự án này là hơn 3.700 tỷ đồng. Về tiến độ, lập và trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi từ quý I - IV/2024; lựa chọn Tư vấn và TKBVTC quý IV/2024; triển khai thi công từ quý IV/2024; hoàn thành dự án năm 2027; thời gian thi công phần đường 36 tháng và thời gian thi công cầu 36 tháng.

Bên cạnh dự án xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái, TP HCM còn có một sự án cầu đường khác là dự án cầu đường Bình Tiên, Theo Báo Pháo luật Việt Nam, cầu đường Bình Tiên có điểm đầu tuyến tại nút giao đường Bình Tiên với đường Phạm Văn Chí hiện hữu, thuộc địa bàn quận 6. Điểm cuối tại nút giao với đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh.

Hướng tuyến đường Bình Tiên sẽ băng qua đường Võ Văn Kiệt, kênh Tàu Hũ, đường Cây Sung (phường 14 quận 8), kênh Đôi, đường Tạ Quang Bửu. Sau đó, tiếp tục đi theo hướng của đường số 21 khu dân cư Bình Hưng và kết nối vào đường Nguyễn văn Linh hiện hữu.

Về tiến độ thực hiện, quý II/2024 - quý III/2024 sẽ tổ chức lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư dự án cầu đường Bình Tiên. Quý I và quý II/2025 sẽ lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án.

Quý III/2025 sẽ lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án PPP. Đến quý IV/2025 hoặc quý I/2026 sẽ tiến hành khởi công cầu đường Bình Tiên. Năm 2028 sẽ khai thác dự án cầu đường Bình Tiên.

Theo Báo Đấu thầu, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2.607 tỷ đồng, chia thành 2 tiểu dự án. Tiểu dự án 1 - xây cầu, đường Bình Tiên đoạn từ đường Phạm Văn Chí (quận 6) đến đường Tạ Quang Bửu (quận 8) dài khoảng 1,4 km (gồm cầu Bình Tiên và 2 nhánh cầu).

Tiểu dự án 2 - Xây dựng đoạn đường từ đường Tạ Quang Bửu (Quận 8) đến đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) dài khoảng 1,8 km. 

chọn
Nhiều doanh nghiệp bất động sản vốn nhà nước đồng loạt báo lãi
Nửa đầu 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản có vốn nhà nước lần lượt báo lãi sau thuế. Một số trường hợp ghi nhận doanh thu trên nghìn tỷ như Sonadezi, Viglacera, Tổng công ty HUD, Hancorp hay Tổng công ty 319...