TP HCM sẽ tăng giá nước sạch vì giá cũ đã... lạc hậu

Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho rằng, 10 năm nay giá nước đã lạc hậu và chưa được điều chỉnh, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bên lề Hội thảo Quốc tế cung cấp nước sạch cho người dân TP HCM ngày 27/9, Phó chủ tịch UBND Võ Văn Hoan cho biết, TP sẽ điều chỉnh theo hướng tăng giá nước vào thời gian tới.

Bởi, ông Hoan đánh giá, 10 năm nay giá nước đã lạc hậu và chưa được điều chỉnh. Về việc tăng bao nhiêu, UBND đang làm lộ trình và lấy ý kiến các Sở - ngành.

hoan

Ông Võ Văn Hoan. (Ảnh: Vietnamnet).

Theo ông Hoan, hiện một bộ phận người dân còn có tâm lí, thói quen sử dụng nước giếng khoan, nước mưa. TP sẽ ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ nước giếng khoan, vì nguồn nước này kém chất lượng và đang bị ô nhiễm. Ngoài ra, hệ thống nước ngầm bị khai thác nhiều gây ra sụt lún cho TP. 

Trước đó, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) có văn bản gửi Sở Tài chính TP HCM, xin được điều chỉnh giá bán lẻ nước sinh hoạt trên địa bàn, nhằm khắc phục khó khăn tài chính của doanh nghiệp.

Cụ thể, Sawaco đề xuất UBND TP HCM chấp thuận giá mua sỉ nước phải gắn liền với giá bán lẻ nước. Công ty này cho rằng giá bán lẻ chưa được điều chỉnh nhưng giá mua sỉ vẫn tăng, là yếu tố gây khó khăn cho Sawaco.

Sau khi giá bán lẻ được điều chỉnh, phía Sawaco sẽ cùng lãnh đạo các nhà máy nước xã hội hóa ngồi lại để thương thảo giá mua sỉ.

Lí giải động thái này, Sawaco nêu từ năm 2013 đến nay, giá bán lẻ nước sinh hoạt vẫn chưa được điều chỉnh. Vào năm 2015, công ty bị khủng hoảng tài chính do thực hiện theo nghị quyết của HĐND TP, đảm bảo 100% tỉ lệ người dân thành phố được tiếp cận nước sạch. Để hoàn thành mục tiêu theo nghị quyết trên, doanh nghiệp phải tự đầu tư mạng lưới cấp nước, gắn mới đồng hồ nước cho các hộ dân.

Một trong những nguyên nhân khác gây khó khăn về tài chính là giá mua sỉ nước từ các nhà máy nước xã hội hóa tăng qua từng năm, nhưng giá bán lẻ nước không được điều chỉnh.

Bên cạnh đó, người dân vẫn còn sử dụng nước ngầm theo thói quen, dù đã được lắp đặt đồng hồ nước và cấp nước sạch. Từ đó, có lúc lượng nước mua từ các nhà máy xã hội hóa không bán hết. Sawaco phải giảm sản lượng sản xuất từ nhà máy nước của công ty, dẫn đến thua lỗ.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030
Nam Định được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng. Cùng điểm qua những thông tin nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.