TP HCM tăng giá bán lẻ nước sạch

Từ ngày 15/11, giá bán lẻ nước sạch ở TP HCM lộ trình 2019 - 2022 sẽ tăng trung bình 5 - 7% mỗi năm.
avatar_1571998671154

Người dân ở TP.HCM sử dụng nước sạch. (Ảnh: Trung Hiếu)

Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan vừa ký quyết định ban hành giá nước sạch sinh hoạt ở TP HCM lộ trình 2019 - 2022. Theo quyết định này, giá nước sạch ở TP HCM lộ trình năm 2019 - 2022 chính thức tăng từ ngày 15/11 với mức tăng trung bình 5 - 7% mỗi năm tùy theo lượng nước sử dụng.

Cụ thể giá nước sạch áp dụng cho hộ gia đình (định mức sử dụng đến 4 m3/người/tháng) trong 4 năm 2019, 2020, 2021 và 2022 sẽ tăng tương ứng theo thời gian là 5.600 đồng/m3, 6.000 đồng/m3, 6.300 đồng/m3 và 6.700 đồng/m3.

Với người sử dụng từ 4m3 đến 6 m3/tháng, giá nước sẽ tăng lần lượt theo thời gian nói trên là 10.800 đồng/m3, 11.500 đồng/m3, 12.100 đồng/m3 và 12.900 đồng/m3.

Người sử dụng từ trên 6 m3/tháng, giá nước tăng lần lượt là 12.100 đồng/m3, 12.800 đồng/m3, 13.600 đồng/m3 và 14.400 đồng/m3.

TP HCM tăng giá bán lẻ nước sạch - Ảnh 2.

Đơn giá nước sạch ở TP HCM từ ngày 15.11. Mức giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. (Ảnh: Trung Hiếu)

Mức giá trên áp dụng cho hộ dân cư các hộ dân sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt; các khu dân cư, chung cư, khu lưu trú công nhân, các cư xá, ký túc xá; các cơ sở xã hội, cơ sở chữa bệnh - cai nghiện thuộc Sở LĐ-TB-XH, thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt.

Riêng với hộ nghèo và cận nghèo (dùng trong định mức 4m3/tháng/người) thì giá nước 4 năm 2019, 2020, 2021 và 2022 lần lượt là 5.300 đồng/m3, 5.600 đồng/m3, 6.000 đồng/m3 và 6.300 đồng/m3.

Trước đó, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) có đề xuất tăng giá bán lẻ nước sạch. Sawaco đưa ra lý do giá nước từ năm 2013 đến nay chưa được điều chỉnh khiến tình hình tài chính của tổng công ty bị ảnh hưởng khi phải đảm bảo tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch và phải thực hiện “nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội”.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.