TP HCM xin cơ chế đặc thù, in sách giáo khoa riêng sẽ như thế nào?

Việc TP HCM muốn in riêng một bộ SGK riêng của mình, nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ cho rằng cũng cần nhìn nhận ở yếu tố số lượng.
tp hcm xin co che dac thu in sach giao khoa rieng se nhu the nao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc 'đặt hàng' bồi dưỡng giáo viên làm chưa đến nơi đến chốn
tp hcm xin co che dac thu in sach giao khoa rieng se nhu the nao Nhiều Sở 'xin' Bộ lùi thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
tp hcm xin co che dac thu in sach giao khoa rieng se nhu the nao Bộ GD&ĐT: Cần quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học
tp hcm xin co che dac thu in sach giao khoa rieng se nhu the nao Yên Bái: Một trường sập đổ do mưa lũ, học sinh được chuyển nơi học mới

TP HCM muốn "cởi nút thắt" cho mình

Thông tin về việc mới đây, tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2016 - 2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, lãnh đạo TP HCM xin được có cơ chế đặc thù cho ngành giáo dục đang thu hút sự chú ý của dư luận.

tp hcm xin co che dac thu in sach giao khoa rieng se nhu the nao
Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 tại Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Nổi bật trong đó chính là vấn đề địa phương này có thể biên soạn riêng một bộ SGK sao cho phù hợp với đặc thù của thành phố. Đồng thời, muốn xin tự chủ về tài chính, nhân sự và giao về cho các trường trực thuộc trên địa bàn phụ trách.

Chia sẻ với chúng tôi, PGS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: "Thực tế cho thấy ở nước ta đang có sự phân hóa rất mạnh về kiều kiện kinh tế xã hội, TP HCM là địa phương có những đặc trưng thuận lợi hơn cả về cơ sở vật chất và cả tư duy năng động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có cả giáo dục.

Nhà nước cũng đang mong muốn làm sao để phát huy quyền tự chủ của cơ sở, tiến tới xóa bỏ đi sự bao cấp vốn xưa nay vẫn đang tồn tại. Việc phát huy quyền tự chủ cần có sự giám sát. TP HCM dường như đang muốn gỡ ra những nút thắt làm khó khăn cho sự phát triển của họ".

tp hcm xin co che dac thu in sach giao khoa rieng se nhu the nao
PGS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Hải Yến.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT dẫn giải thêm: Ở thành phố người dân có điều kiện học ngoại ngữ rất tốt nhưng chúng ta từ lâu đã bắt tất cả các em học sinh từ lớp 3 trở đi mới được học ngoại ngữ. Có nhiều nơi họ đã "làm chui" bằng việc dạy trẻ em ngoại ngữ từ bậc mẫu giáo. Hoặc họ dùng cụm từ "làm quen" với việc dạy ngoại ngữ, về bản chất thì dù là "làm quen" hay là "dạy, học" ngoại ngữ cũng như nhau.

Trên cơ sở phân tích thực tế, họ thấy trẻ em có khả năng tư duy và tiếp thu rất nhanh các kiến thức đó. Dù chưa cần biết chữ nhưng khi ta đưa ra một cái cốc, trẻ em vẫn có thể nhận ra và phát âm đúng tên của vật dụng là cái cốc.

"Vì vậy, với đặc thù là thành phố lớn bậc nhất của cả nước với hơn 8 triệu dân - hơn cả dân số của đất nước Singapore (cả nước ta là hơn 90 triệu dân), TP HCM có nhiều điện kiện năng động đề xuất cơ chế riêng cho giáo dục cũng là nhu cầu chính đáng. Chúng ta có thể tạo điều kiện để cho họ phát triển. Tuy nhiên, với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ cũng cần theo dõi, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ.

Nhà nước giám sát là để giúp đỡ địa phương với tinh thần 'Chính phủ hành động' - chứ không phải là chỉ có theo dõi để phạt. Nếu TP HCM làm tốt thì từ đây, có thể nhân rộng mô hình này ra nhiều địa phương khác nếu có đủ các điều kiện tương tự. Tôi thiết nghĩ nếu TP HCM có đủ điều kiện năng động về mọi mặt như vậy, cơ quan quản lý cũng nên tạo điều kiện để họ phát huy được những thế mạnh của họ để họ phát triển hơn", ông Nhĩ nhấn mạnh.

tp hcm xin co che dac thu in sach giao khoa rieng se nhu the nao
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Vấn đề là Nhà nước sẽ quản lý thế nào?

Ngoài ra, PGS Trần Xuân Nhĩ cũng cho rằng, trước khi quyết định thì Nhà nước cũng cần phải nghiên cứu, xem xét đầy đủ các điều kiện của từng địa phương xem có nên trao quyền tự chủ giáo dục hay không. Một khi đã giao quyền tự chủ cho địa phương nhưng vẫn cần có sự quản lý của Nhà nước. Nếu làm tốt thì không nói nhưng nếu làm chưa tốt ở mặt nào, Nhà nước sẽ đứng ra "thổi còi".

tp hcm xin co che dac thu in sach giao khoa rieng se nhu the nao
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh minh họa.

Việc TP HCM muốn in riêng một bộ SGK riêng của mình, nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ cho rằng cũng cần nhìn nhận ở yếu tố số lượng. Với một thành phố đông dân như TP HCM, nếu in SGK riêng cũng cần căn cứ theo số lượng học sinh thực tế của họ là bao nhiêu để đăng ký in sách. Làm sao để không bị thừa, thiếu gây lãng phí.

"Cái chính là đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương họ có thực sự làm bằng cái tâm của mình hay không. Tránh tình trạng có những người không làm được và phát sinh tiêu cực trong quá trình làm. Lúc này, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước từ Chính phủ cho đến Bộ GD&ĐT sẽ cần được phát huy một cách mạnh mẽ để ngăn chặn tiêu cực.

Nếu mình làm thực tâm trong sáng, vô tư và không tiêu cực gì thì tôi nghĩ chuyện này cũng nên tạo điều kiện để TP HCM họ được làm theo đề xuất đó.

Tuy nhiên, nếu tự chủ nhưng không có nghĩa là trở thành một 'vương quốc' riêng về giáo dục. Anh muốn tự chủ nhưng phải tự chủ trong phép nước. Nếu anh định làm cái gì, như thế nào cần phải báo cáo tới Nhà nước.

Đáp lại, cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần nhanh chóng xem xét chứ không được phép hạch sách địa phương để sớm thực hiện nếu có đủ điều kiện", PGS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ thêm.

tp hcm xin co che dac thu in sach giao khoa rieng se nhu the nao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc 'đặt hàng' bồi dưỡng giáo viên làm chưa đến nơi đến chốn

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc đặt hàng đào tạo bồi dưỡng chuyển đổi giáo viên đã nói từ nhiều năm nay nhưng ...

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.