TPHCM: Không để học sinh nào không có SGK trong ngày khai giảng

Xung quanh tình trạng khan hiếm SGK gây bức xúc dư luận mấy ngày qua, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết đã chỉ đạo tất cả phòng GD-ĐT ở 24 quận, huyện kịp thời nắm bắt tình hình học sinh và nhu cầu của phụ huynh để phối hợp với các đơn vị, đưa sách xuống tận cơ sở để đáp ứng nhu cầu mua SGK của phụ huynh, đặc biệt đối với các trường ở 5 huyện ngoại thành.
tphcm khong de hoc sinh nao khong co sgk trong ngay khai giang
Các khách mời tham gia trao đổi về định hướng đổi mới và hội nhập của Giáo dục - Đào tạo thành phố

Sáng 25-8, HĐND TPHCM đã phối hợp cùng Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM tổ chức buổi đối thoại cùng chính quyền TP với chủ đề "Năm học 2018-2019: Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục đổi mới - hội nhập".

Tham gia chương trình có các khách mời gồm: ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP; ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP; bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (quận 1) và bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4).

Trong năm học 2017-2018, nhiều hình thức dạy học đổi mới và sáng tạo đã được áp dụng tại các trường học trên địa bàn TP. Nói rõ hơn về vấn đề này, bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) cho biết, để xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh, ngoài việc tạo môi trường cơ sở vật thuận lợi như phòng học, bàn ghế thì nhà trường cũng phải xây dựng môi trường tinh thần gồm các mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và môi trường giao tiếp thân thiện, hợp tác giúp trẻ cảm thấy yêu trường, mến lớp, thúc đẩy tinh thần học tập tích cực của học sinh.

Trong giảng dạy, giáo viên phải làm sao để học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên tổ chức và hướng dẫn, thông qua đó chủ động khám phá những điều các em chưa rõ chứ không phải tiếp thu tri thức do giáo viên truyền thụ một cách thụ động, áp đặt. Việc triển khai các hoạt động theo phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh có hứng thú với học tập, có khả năng chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, biết áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Trong khi đó, bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (quận 1), cho biết, nhiều năm qua đơn vị đã triển khai nhiều hình thức, hoạt động áp dụng phương pháp đổi mới dạy học và sáng tạo, thực hiện qua các bài giảng 15 phút, 1 tiết, lồng ghép trong bài giảng hoặc tổ chức thành những chuyên đề giúp học sinh thay đổi cách tiếp cận kiến thức một cách sáng tạo, chủ động, có thêm sân chơi giao lưu giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất.

Thông tin thêm về định hướng đổi mới dạy học trong năm học tới, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM biết, năm học 2018-2019, TP tăng hơn 67.000 học sinh.

Sở GD-ĐT TP đã chỉ đạo tất cả đơn vị trường học phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các mô hình tiên tiến trên thế giới, không gò bó chương trình giảng dạy theo nội dung sách giáo khoa.

Thay vào đó, giáo viên có thể chủ động thời gian dạy học, tổ chức các hoạt động, phương pháp đảm bảo học sinh tiếp thu tri thức theo các phương pháp dạy học tích cực, chuyển từ trang bị kiến thức sang rèn luyện phát triển tư duy, tạo cơ hội cho học sinh thực hành, giải quyết vấn đề thực tiễn.

Trong đó, hai môn tiếng Anh và Tin học đều đổi mới theo hướng tăng cường, áp dụng phương pháp và các chuẩn đánh giá quốc tế, đảm bảo hai tiêu chí hiện đại và hội nhập.

Riêng định hướng xây dựng trường học theo mô hình tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế, bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) cho biết, trở ngại lớn nhất hiện nay của các trường là áp lực gia tăng dân số, trường học khó đảm bảo sĩ số 30 học sinh/lớp, điều kiện kinh tế người dân còn khó khăn, một số nơi chưa đáp ứng được mức học phí của trường tiên tiến.

Tuy nhiên, đại diện Sở GD-ĐT TP cho biết mô hình tiên tiến đã áp dụng tại Trường THPT Lê Quý Đôn từ hơn 10 năm trước, sau đó được nhân rộng thêm 2 trường là THPT Nguyễn Du và THPT Nguyễn Hiền.

Không thể phủ nhận những hiệu quả và lợi ích mô hình này mang lại cho học sinh như sĩ số ít, thầy cô có thêm điều kiện quan tâm, chăm sóc từng em, học sinh được học nhiều thời lượng với giáo viên bản ngữ, được học các môn toán và khoa học bằng tiếng Anh, nâng cao kỹ năng học tập và giao lưu quốc tế", ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở bày tỏ.

Ngoài ra, các khách mời tham gia cũng đã trao đổi về định hướng đổi mới và hội nhập của giáo dục thành phố.Đây cũng là cơ sở để TP hướng đến xây dựng các trường tự chủ toàn phần. Với số lượng hơn 30 trường từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT đang áp dụng triển khai mô hình tiên tiến, đại diện Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP đánh giá đây là bước đi phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học vừa đảm bảo nhu cầu về chỗ học cho tất cả người dân.

Đặc biệt, với việc xây dựng đề án "Trường học thông minh" với một số nội dung như hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, kết hợp học trực tuyến, thời gian tham gia học không hạn chế, chú trọng các phương pháp dạy học mới như tự nghiên cứu, học theo nhóm... tùy vào mục tiêu từng người học, có phần mềm nhận xét, đánh giá để học sinh biết được điểm mạnh, khắc phục hạn chế. Đây được kỳ vọng là một trong những nỗ lực của TP trong đổi mới dạy học, hướng đến giáo dục năng lực toàn diện cho học sinh.

Xung quanh một số ý kiến của phụ huynh về tình trạng khan hiếm SGK gây bức xúc dư luận mấy ngày qua, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết đã chỉ đạo tất cả phòng GD-ĐT ở 24 quận, huyện kịp thời nắm bắt tình hình học sinh và nhu cầu của phụ huynh để phối hợp với các đơn vị, đưa sách xuống tận cơ sở để đáp ứng nhu cầu mua SGK của phụ huynh, đặc biệt đối với các trường ở 5 huyện ngoại thành.

Phó giám đốc Sở GD-ĐT cũng khuyên phụ huynh không nên quá lo lắng vì tất cả trường học đã được Sở GD-ĐT chỉ đạo không được yêu cầu học sinh có đẩy đủ trọn bộ SGK ngay ngày học đầu tiên của năm học mới, học sinh nào chưa có đủ sách vẫn được tham gia các hoạt động học tập bình thường trên lớp.

"Sở đã triển khai nhiều giải pháp như vận động học sinh lớp 2 tặng lại sách đã dùng qua cho thư viện trường để thông qua đó trường tặng lại sách cho học sinh lớp 1, chuẩn bị nguồn sách dự phòng, nỗ lực không để một học sinh nào đến trường ngày khai giảng không có SGK", ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở cho biết thêm.

tphcm khong de hoc sinh nao khong co sgk trong ngay khai giang Dân Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng/năm mua SGK dùng một lần

Số tiền bỏ ra mua sách giáo khoa khá lớn, trong khi sách dùng chỉ được một năm là phải bỏ đi khiến dư luận ...

tphcm khong de hoc sinh nao khong co sgk trong ngay khai giang Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng xin rút kinh nghiệm việc bán sách cho học sinh

Lãnh đạo Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) vừa lên tiếng nhận trách nhiệm và xin rút kinh nghiệm việc ...

tphcm khong de hoc sinh nao khong co sgk trong ngay khai giang Đề nghị cửa hàng phục vụ cả ngày lễ, buổi tối để giải quyết thiếu SGK

Trước tình trạng người dân vẫn tiếp tục chưa mua được sách giáo khoa (SGK) cho con em, ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.