Báo cáo tài chính quý I bắt đầu từ ngày 1/4 của Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh ghi nhận hàng loạt khoản mục biến động theo chiều giảm mạnh. Bên cạnh việc doanh thu thuần sụt 7% chỉ còn 976 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng cũng bị ảnh hưởng lớn sau khi công ty sáp nhập vào Thế Giới Di Động.
Hầu hết chi phí được cắt giảm đáng kể, điển hình là lãi vay giảm hơn 7 tỷ đồng xuống còn 160 triệu, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm năm lần xuống còn khoảng 2 tỷ đồng... Tuy nhiên, khoản lợi nhuận gộp xấp xỉ 107 tỷ đồng vẫn không đủ bù đắp nên buộc công ty phải báo lỗ ròng quý thứ tư liên tiếp.
Điều này khiến lũy kế lỗ sau thuế chưa phân phối tiến sát mức 60 tỷ đồng. Một trong những điểm sáng hiếm hoi của Trần Anh giai đoạn này là khoản lỗ dần được thu hẹp so với quý liền kề trước đó.
Tổng tài sản của công ty tính đến cuối kỳ là 928 tỷ đồng, giảm gần 260 tỷ so với thời điểm đầu niên, chủ yếu nhờ giải phóng hàng tồn kho. Khoản mục này đang chiếm gần 68% cơ cấu tài sản công ty, trong đó phần lớn là thiết bị điện lạnh, gia dụng và kỹ thuật số điện tử.
Tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên mới đây, ban lãnh đạo Trần Anh không công bố mục tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Công ty chỉ cho biết sẽ để Thế Giới Di Động thuê lại hoặc hợp tác kinh doanh một phần hoặc toàn bộ 35 cửa hàng điện máy. Thế Giới Di Động được toàn quyền triển khai hoạt động bán lẻ tại các cửa hàng này và thanh toán tiền mặt bằng, phí sử dụng thương hiệu “Trần Anh” và đảm bảo doanh thu cho thuê lại hoặc thu nhập từ hợp tác kinh doanh sẽ cao hơn mức giá thuê hiện tại.
Để phục vụ kế hoạch này, HĐQT Trần Anh xin ý kiến cổ đông đăng ký bổ sung hai ngành nghề là kinh doanh bất động sản và cho thuê tài sản vô hình phi tài chính.
Năm ngoái, Trần Anh ghi nhận doanh thu bán hàng 3.533 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 63 tỷ đồng. Ban lãnh đạo công ty phân tích, giai đoạn cuối năm 2017, Thế Giới Di Động chưa can thiệp vào hoạt động của công ty nhưng kết quả kinh doanh vẫn giảm mạnh do thông tin liên quan đến thương vụ sáp nhập gây ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm của khách hàng.
Ngoài ra, hai doanh nghiệp cũng chỉ tập trung hoàn thiện thủ tục M&A khiến một số siêu thị rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hóa, bán cầm chừng.
Trần Anh 'làm khó' Thế Giới Di Động?
Đã thâu tóm hơn 99% vốn cổ phần tại Trần Anh nhưng Thế Giới Di Động vẫn sẽ phải trả phí để sử dụng thương ... |
Vì sao cuộc đua bán lẻ điện máy sớm ngã vào tay Thế Giới Di Động?
Gần một thập kỷ so kè của nhiều đại gia bán lẻ điện máy đã chứng kiến không ít đối thủ rơi rụng, và cuộc ... |
Từ con trai người bán hàng rong đến ông chủ Thế Giới Di Động
Lớn lên trong cảnh nghèo khó, ông Nguyễn Đức Tài giờ đã có tài sản hàng triệu USD nhờ số cổ phần trong Thế Giới ... |
Thế Giới Di Động đóng 7 cửa hàng điện thoại, giảm mở Bách Hóa Xanh
Tìm kiếm tăng trưởng bằng việc mở rộng chuỗi và ngành nghề không còn là cách tối ưu của Thế Giới Di Động như nhiều ... |
Doanh thu Trần Anh tăng trưởng đột biến khi 'hòa tan' vào Thế Giới Di Động
Điện máy Trần Anh ghi nhận doanh thu tháng đầu năm nay đạt 308 tỷ đồng, tăng hơn trăm tỷ so với mức bình quân ... |