Trẻ 6 tháng tuổi bị dị ứng trứng gà phải nhập viện, các mẹ cẩn trọng khi con có biểu hiện sau

Trứng gà tuy là một loại thức ăn rất bổ dưỡng nhưng vẫn có một số trẻ nhỏ dị ứng với thực phẩm này. Các mẹ cần biết những biểu hiện lo ngại của bệnh sau đây để xử lý kịp thời nhé.
 
tre 6 thang tuoi bi di ung trung ga phai nhap vien cac me can trong khi con co bieu hien sau
Con trai 6 tháng tuổi của mẹ bỉm sữa Hoàng Thị Tú Trinh (25 tuổi, Nhật Bản) đang nằm viện điều trị chứng dị ứng trứng gà.

Hầu hết các mẹ luôn cho rằng, bổ sung trứng gà cho con trong thời gian bắt đầu ăn dặm là rất tốt. Vì trứng sẽ giúp cơ thể con có thêm nhiều protein để phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, trong thực tế đã có không ít những trường hợp trẻ bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng gà cho dù đó chỉ là một miếng trứng vô cùng nhỏ.

Sáng ngày hôm nay (11/3), trên trang facebook cá nhân của mình, bà mẹ bỉm sữa có tên Hoàng Thị Tú Trinh (25 tuổi, Nhật Bản) đã đăng tải một bài viết nói về tình trạng dị ứng trứng của con trai 6 tháng tuổi.

Theo lời chị Trinh chia sẻ thì bé nhà chị đang tập ăn dặm kiểu Nhật được 1 tháng nay. Hôm qua không may bé đã phải nhập viện vì lỡ tham ăn một miếng trứng chiên bé xíu bằng đầu ngón tay út.

Sau khi ăn trứng khoảng 10 – 15 phút, bé bắt đầu có biểu hiện nổi mẩn đỏ. Lúc đầu ở cổ sau đó lan ra toàn thân, ngứa ngáy kèm theo triệu chứng khó thở. May mắn là vợ chồng chị đã kịp thời đưa con đến bệnh viện khám bệnh. Sau khi được các bác sĩ tiêm truyền, thì hiện giờ tình trạng của bé đã trở lại bình thường.

tre 6 thang tuoi bi di ung trung ga phai nhap vien cac me can trong khi con co bieu hien sau
Nhờ được đi khám kịp thời mà bé đã được ra viện và sức khỏe ổn định trở lại. Tuy nhiên, theo chị Trinh dị ứng trứng ở trẻ nhỏ cũng rất nguy hiểm nếu bé không được phát hiện kịp thời.

Vì sao trẻ nhỏ bị dị ứng trứng gà?

Theo các bác sỹ dinh dưỡng, dị ứng trứng gà ở trẻ nhỏ là do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà, khiến bé có cơ địa mẫn cảm xuất hiện dấu hiệu dị ứng. Không chỉ riêng trứng mà các sản phẩm có thành phần trứng cũng có thể gây dị ứng với những đối tượng trẻ này.

Nếu người thân của bé bị dị ứng thực phẩm là trứng gà thì bé cũng dễ bị theo. Đặc biệt, một số trẻ nhỏ có cơ địa quá nhạy cảm thì khi vừa tiếp xúc với mùi của trứng cũng đã có thể xuất hiện ngay dấu hiệu dị ứng như trên.

Bé bị dị ứng trứng gà thường có các biểu hiện sau đây:

- Vùng da quanh miệng chuyển đỏ, nổi ban và sưng phù

- Trẻ nôn trớ kèm theo các cơn đau vùng bụng và tiêu chảy.

- Trẻ chảy nướng mũi, hơi thở khò khè, ho tắng lên, mắt bị đỏ và mọng nước.

- Nặng thì có thể bị sưng phù miệng và cổ họng dẫn tới hiện tượng khó thở.

- Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị tụt huyết áp, chóng mặt và bị shock.

tre 6 thang tuoi bi di ung trung ga phai nhap vien cac me can trong khi con co bieu hien sau
Một số trẻ nhỏ có cơ địa quá nhạy cảm thì khi vừa tiếp xúc với mùi của trứng cũng đã có thể xuất hiện ngay dấu hiệu dị ứng như trên. (Ảnh; phunutoday.vn)

Cho trẻ ăn uống đúng cách để tránh bị dị ứng

Sau lần nhập viện vì dị ứng trứng của con mình, chị Trinh cũng có những lời khuyên cho các bà mẹ trong việc chăm sóc và cho trẻ ăn uống như sau:

Thứ nhất: Không nên cho trẻ nhỏ ăn trứng, sữa và bột mì sớm vì theo lời bác sĩ điều trị cho bé trai nhà chị thì đó là những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ở con trẻ.

Ở tuổi sơ sinh tuyệt đối không cho con ăn trứng vì có thể khiến bé khó tiêu, tiêu chảy do hệ tiêu hóa lúc này chưa đủ các enzyme tiêu hóa trứng. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên ăn lòng trắng trứng, trên 6 tháng tuổi chỉ nên tập ăn ¼ lòng đỏ trứng mỗi bữa ăn, 1 tuần/bữa. Khi nào trẻ lên 1 tuổi, các mẹ mới nên bổ sung trứng gà trong khẩu phần ăn để tăng chất bổ nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

Đặc biệt, không nên cho trẻ ăn trứng gà và uống sữa đậu nành cùng lúc vì sữa đậu nành có chứa men protidaza làm ức chế các protein trong trứng gà, gây khó tiêu, đầy hơi.

Thứ hai: Tuyệt đối không cho con ăn trứng khi bé đang bị sốt. Trong trứng chứa hàm lượng calo cao, sau khi ăn vào có thể làm cơ thể trẻ sản xuất thêm nhiệt bổ sung khiến sự hồi phục sau cơn sốt kéo dài hơn.

Thứ ba: Trứng cho con ăn cần luộc thật chín để tránh nhiễm khuẩn và giúp bé dễ tiêu hơn. Chỉ khi được nấu chín đủ thời gian, cấu trúc của protein của trứng mới trở nên lỏng lẻo để cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ.

Thứ tư: Khi cho con ăn món gì mới lạ thì các mẹ nên cho ăn từng ít một và nên ăn riêng, mỗi ngày chỉ nên ăn một thức ăn mới thôi để biết cái gì gây dị ứng cho con. Nếu nghi ngờ con bị dị ứng trứng gà, các mẹ nên dừng cho con ăn đồng thời đưa con đi khám.

Thứ năm: Sau khi cho con ăn thì các mẹ cũng nên theo dõi những biểu hiện tiếp theo của trẻ. Không phải chỉ ngay sau khi ăn mà sau đó hai ngày cũng vẫn phải theo dõi. Vì có trường hợp sau hai ngày mới bắt đầu phát dị ứng.

Nếu con chỉ có biểu hiện ngứa, nổi ban thì sau 3-4 tiếng có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu thấy trẻ khó thở, da tím tái thì các mẹ nên cho em vào viện thăm khám ngay lập tức.

tre 6 thang tuoi bi di ung trung ga phai nhap vien cac me can trong khi con co bieu hien sau
Cho trẻ ăn uống đúng cách để tránh bị dị ứng. (Ảnh: eva.vn)

Ngoài ra, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn. Nếu sữa mẹ không đủ thì nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò. Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên cho bé làm quen với các loại đồ ăn mới một cách từ từ. Mỗi tuần chỉ nên cho con ăn thêm một món mới để theo dõi.

Nếu con bị dị ứng với trứng thì rất có thể con cũng bị dị ứng với sữa, lạc hay đậu nành. Vì vậy, tốt nhất các mẹ nên tránh cho con ăn các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cá, trứng, lạc….cho đến khi nào con tròn 1 tuổi.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.