Trẻ bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần làm gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh thường gặp và dễ lây lan, bùng phát thành dịch. Nếu phát hiện trễ và không điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm như viêm màng não.
tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi ThS.BS Thành Ngọc Minh: 'Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cần được hiểu đúng'.
tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi Dạy trẻ rối loạn phát triển: Hãy bắt đầu từ nhu cầu của trẻ

Những chia sẻ PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai sẽ giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng cũng như cách phòng tránh.

tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Thưa PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, ông có thể cho biết những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này?

Tay chân miệng do nhóm virus đường ruột gây ra, (2 chủng virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71), dễ phát triển thành dịch và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…

Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết như nước bọt, nước mũi hoặc chất thải (phân) của người bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh mà chủ yếu là điều trị các triệu chứng.

tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi
Tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ càng nhỏ thì triệu chứng càng nghiêm trọng. (Ảnh: Con là tất cả)

- Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết như thế nào thưa PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng?

Biểu hiện của bé bị bệnh tay chân miệng thường là sốt nhẹ một vài ngày, sau đó bắt đầu nổi nốt phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân và vết phát ban có bọng nước. Da bé có thể gồ lên theo từng vết ban. Miệng sẽ xuất hiện vết loét, khác với nhiệt miệng là có vết loét nhỏ, đơn lẻ thì trong trường hợp này, bệnh sẽ tạo thành những vết loét rộng, nhiều và loang lổ do từ các vết ban có bọng nước bị vỡ ra tạo thành.

tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi
Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.

- Khi trẻ không may bị bệnh tay chân miệng các bậc phụ huynh nên làm gì để con nhanh khỏi bệnh thưa bác sĩ?

Khi bị tay chân miệng, ngoài việc nghỉ ngơi, cách ly ít nhất 10 ngày, cần bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng; vitamin A để tăng cường hệ miễn dịch; thực phẩm giàu kẽm để bổ sung dinh dưỡng, giúp trẻ nhanh hồi phục. Nhiều trẻ loét trong miệng nên bị đau và kém ăn, chính vì vậy bố mẹ hãy nấu những thức ăn dạng lỏng, không nên nấu mặn quá, cho trẻ uống thêm sữa.

Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ chứ không được tự ý lạm dụng truyền nước hay truyền dịch sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.

tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi
Cần theo dõi trẻ để biết diễn biến của bệnh tay chân miệng (Ảnh: con là tất cả)

- Nhiều gia đình có con nhỏ bị tay chân miệng nhưng vẫn cho con đi học bình thường vì nghĩ bệnh có biểu hiện nhẹ không quá nghiêm trọng, bác sĩ nhận định như thế nào về điều này?

Dù trẻ chỉ bị nhẹ và vẫn khỏe mạnh nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên cho con mình tiếp tục đi học để tránh lây bệnh cho các trẻ khác khi tiếp xúc với con em của mình. Phải cho trẻ ở nhà để theo dõi và phát hiện kịp thời khi biến chứng xảy ra.

Nhiều người cho rằng, bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhưng trên thực tế thì cả người lớn cũng có thể mắc chứng bệnh này. Bên cạnh đó, bệnh này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm chứ không chỉ vào những khoảng thời gian chuyển mùa.

tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi
Mặc dù phần lớn trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng cần đưa trẻ tới bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng cách (Ảnh: Dân Trí)

- Do bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch, vậy các bậc cha mẹ cần phải làm gì để phòng tránh bệnh này cho con em mình thưa PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng?

Để phòng bệnh tay chân miệng, việc đầu tiên cần làm là giữ sạch môi trường xung quanh như đồ chơi, nhà cửa. Việc rửa tay cho trẻ cũng quan trọng, chúng ta phải dậy cho trẻ con cách rửa tay đúng cách; thậm chí là rửa cả đồ chơi cho trẻ. Bố mẹ nên vệ sinh cá nhân trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Hạn chế lau khăn chung, ăn chung vì nó làm bệnh lây lan nhanh. Tránh cho con em mình tiếp xúc với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng. Cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bé để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và miễn dịch. Đồng thời, theo dõi phát hiện sớm để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly và điều trị, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng vì những thông rất hữu ích!

tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi

Các bước rửa tay đúng cách, phòng bệnh tay chân miệng

tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi

Bước 1: Làm ướt bàn tay, lấy 3 – 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.

- Bước 2: Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia, chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay.

- Bước 3: Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.

- Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.

- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.

- Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.

tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi 5 loại bệnh dễ tấn công cơ thể trong mùa mưa
tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em
tre bi benh tay chan mieng cha me can lam gi Những sai lầm thường gặp khi chăm trẻ bị bệnh hô hấp, tay chân miệng
chọn
Cẩn trọng bẫy 'liều ăn nhiều' với đất nền chưa xong pháp lý
Theo chuyên gia Batdongsan.com, lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro lớn. Nếu đón đầu thành công, các lô đất nền chưa xong pháp lý sẽ mang lại nhiều lợi nhuận vì giá mua vào thấp hơn 20-40%. Song, phần nhiều các lô đất chưa được cấp sổ là do vướng nhiều vấn đề phức tạp, dính quy hoạch… Người mua nên tránh bẫy “liều ăn nhiều”.