Trẻ khóc không được bế lên ngay, não bộ sẽ bị ảnh hưởng

Trẻ khóc nên bế lên ngay vì nếu để trẻ khóc liên tục trong vài tiếng đồng hồ, não bộ trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một nghiên cứu gần đây cho biết.
tre khoc khong duoc be len ngay nao bo se bi anh huong Khoa học chứng minh ôm ấp, bế ẵm trẻ không làm trẻ hư
tre khoc khong duoc be len ngay nao bo se bi anh huong 6 tác hại khủng khiếp của phương pháp luyện ngủ 'Cry it out'

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa thể dùng ngôn từ để giao tiếp và biểu đạt nhu cầu, dẫu vậy não bộ của trẻ vẫn phát triển rất nhanh mạnh trong giai đoạn đầu đời này. Khóc là phương tiện duy nhất để trẻ kết nối với thế giới xung quanh, với ông bà, bố mẹ và người chăm sóc.

tre khoc khong duoc be len ngay nao bo se bi anh huong
Trẻ khóc nên hay không nên bế lên ngay? (Ảnh: Curejoy)

Bất cứ bà mẹ nào, dù làm mẹ lần đầu hay đã có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ, đều sẽ được khuyên rằng: Trẻ khóc không nên bế lên ngay, cứ để con khóc như thế sẽ chẳng sao đâu hoặc cứ đợi đến lúc nó khóc mệt lả đi hoặc buồn ngủ, nó sẽ nín thôi mà...Dù cho người mẹ xót xa khi nhìn con khóc ngặt nghẽo, người ta vẫn cứ khuyên như vậy, phải bình tĩnh, không cần phải bế con lên ngay, con khóc một tiếng bế lên ngay sẽ khiến con hư đấy.

Chúng ta nên để mặc con khóc trong thời gian bao lâu là hợp lý, bình thản trước tiếng khóc của con ở mức độ nào? Các bậc bố mẹ cần biết rằng trẻ khóc trong mức độ nào là tốt, không nguy hại đến trẻ. Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà thần kinh học cho biết trẻ khóc trong thời gian dài (vài tiếng đồng hồ) sẽ tăng hormone stress như cortisol – đây là loại hormone cực kỳ nguy hại đến não bộ của trẻ.

Penelope Leach – một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ và cũng là người phản đối phương pháp bỏ mặc trẻ khóc để trẻ tự ngủ. Trong cuốn sách của mình, (First Year – What Babies Need Parents to Know), Leach viết: “Đây không phải là ý kiến của riêng cá nhân ai, mà là một sự thật hiển nhiên, rằng não bộ trẻ sẽ bị hủy hoại nếu trẻ bị người lớn bỏ mặc khi khóc”.

tre khoc khong duoc be len ngay nao bo se bi anh huong
Trẻ luôn cảm thấy yên tâm và thoải mái khi được mẹ ôm ấp, vỗ về. (Ảnh: Parenting)

Trẻ khóc nghĩa là trẻ đang biểu đạt nhu cầu, việc bế trẻ lên ngay có thể chưa làm thỏa mãn ngay nhu cầu của trẻ (như đói, buồn ngủ, cần thay bỉm, cần thay đổi không gian), nhưng nó lại có tác dụng làm trẻ bình tĩnh lại và cảm thấy thoải mái hơn. Việc không được chú ý, quan tâm đến nhu cầu sẽ làm gia tăng hormone stress ở trẻ.

Leach đưa ra những dữ liệu khoa học. Các nhà khoa học từng tiến hành một nghiên cứu, trong nghiên cứu, họ kiểm tra nước bọt của một nhóm trẻ nhỏ và thấy mức cortisol tăng lên ở những trẻ thường xuyên bị bỏ mặc cho khóc đến khi chán thì thôi,

Các nghiên cứu đều kết luận rằng để trẻ khóc liên tục vài giờ đồng hồ sẽ làm tổn thương não bộ trẻ. Tuy vậy điều này không có nghĩa là bố mẹ không bao giờ được phép để trẻ khóc. Bố mẹ, ông và và người chăm sóc cần phân biệt giữa tiếng khóc bình thường và tiếng khóc bất thường ở trẻ.

Não bộ của trẻ vẫn đang phát triển, qua thời gian trẻ dần hình thành cảm giác mong đợi. Vì thế khi trẻ khóc, trẻ mong muốn được ôm ấp vỗ về, nhưng nhu cầu đó không được đáp ứng, liên tiếp như vậy trẻ sẽ học cách từ bỏ và mặc kệ mọi thứ. Nhu cầu được ôm ấp yêu thương vẫn còn nhưng mong muốn đã mất. Có nhiều bố mẹ cho rằng để mặc trẻ khóc nghĩa là đang giúp con tự lập, không làm con hư. Thực tế những em bé không được đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong giai đoạn đầu đời, sau này dễ trở nên lo lắng, tâm lý không ổn định, dễ bị tổn thương.

tre khoc khong duoc be len ngay nao bo se bi anh huong
Để trẻ khóc liên tục vài giờ đồng hồ sẽ làm tổn thương não bộ trẻ. (Ảnh: Babycenter)

Penelope Leach cho biết thêm, khóc không phải là một phương pháp rèn luyện phổi cho trẻ sơ sinh, như chúng ta vẫn thường nói “khóc cho nở phổi”. Lưu tâm đến nhu cầu của trẻ, ôm ấp trẻ khi trẻ bực tức, khóc chịu, khóc lóc là nền tảng cơ bản của giáo dục sớm. Giáo dục sớm không phải là bỏ mặc mọi nhu cầu của trẻ, bắt trẻ phải học cách tự dỗ nín. bỏ mặc trẻ khóc cũng không giúp trẻ phát triển đức tính tự lập, có chính kiến. “Bố mẹ đang nhầm lẫn tai hại giữa dạy con tự lập và bỏ mặc con khóc”, chuyên gia Leach nói.

Bố mẹ có thể đáp ứng tiếng khóc của trẻ bằng cách ôm trẻ, bế trẻ lên và nói chuyện với trẻ. Khi ấy trẻ cảm nhận được sự yêu thương, cảm thấy được bảo vệ và biết rằng nhu cầu của mình được đáp ứng, được quan tâm. Nghiên cứu cho thấy những em bé được thỏa mãn nhu cầu bế ẵm lớn lên sẽ chủ động, vui vẻ và biết điều khiển cảm xúc của mình. Bố mẹ nào còn đang băn khoăn không biết nuôi dạy con thông minh, hạnh phúc thế nào, thì hãy ôm ấp con và quan tâm đến nhu cầu của con ngay từ giai đoạn sơ sinh.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.