'Con nín ngay' là lời ra lệnh vô nghĩa nhất trên đời

Có những cách nói giúp trấn an trẻ, giá trị gấp nhiều lần so với lời ra lệnh "nín khóc ngay" của bố mẹ.

“Nín ngay”, “đừng có mà khóc nữa” có lẽ là hai câu nói bố mẹ nói nhiều nhất mỗi khi con khóc hoặc ăn vạ. Thế nhưng hầu hết các bậc phụ huynh không coi trọng tiếng khóc của trẻ và không hề biết rằng khóc cũng là một quyền lợi đáng được tôn trọng.

thay vi ra lenh con nin khoc hay noi voi con nhung cau nay
"Con nín ngay đi" là câu nói vô nghĩa nhất với trẻ.

Hiếm có bố mẹ nào để con tự do khóc thoải mái. Thay vì hành xử đúng đắn, các bố mẹ sẽ quát tháo, nạt nộ và đe dọa “nếu không nín ngay thì…”. Dường như quan niệm “trẻ khóc là trẻ hư” đã ăn sâu vào tiềm thức của các ông bố bà mẹ Việt. Giống như người lớn, thay vì kìm nén, trẻ nhỏ cũng sẽ dùng tiếng khóc để giải tỏa những khó chịu, bực bội trong người. Khóc như một bản năng tự vệ, một phản ứng tự nhiên mà bất cứ ai cũng cần trong những hoàn cảnh đặc biệt. Đừng bắt con phải nín khóc ngay, hãy để con khóc đến khi nào con muốn. Có những cách nói giúp trấn an trẻ, giá trị gấp nhiều lần so với lời ra lệnh vô nghĩa kia.

Những câu nói trấn an trẻ, bố mẹ có thể áp dụng khi trẻ khóc

1. Có mẹ ở đây rồi.

2. Mẹ hiểu là con đang buồn bực thế nào.

3. Mẹ xin lỗi vì điều này. Mẹ lúc nào cũng yêu con.

4. Mẹ vẫn ở bên con khi con đang khó chịu mà.

5. Con sẽ không phải đi đâu đâu.

6. Mẹ lúc nào cũng bảo vệ con.

7. Mẹ thích ở bên cạnh con.

8. Mẹ cũng buồn vì không tìm thấy đồ chơi/ con làm rơi mất que kem…

9. Mẹ yêu con.

thay vi ra lenh con nin khoc hay noi voi con nhung cau nay
Có những cách nói giúp trấn an trẻ, giá trị gấp nhiều lần so với lời ra lệnh vô nghĩa kia.

Ngoài ra, cũng có thể nhắc lại nguyên nhân khiến trẻ khóc hay ăn vạ

10. Con rất muốn đi chơi/ đi công viên/ muốn bố về nhà sớm/ muốn ăn bánh ngọt.

11. Chú chó đó làm con sợ à?

12. Nào, mình cùng xem vết thương ở chân/ tay của con nhé.

Trong khi để trẻ thoải mái khóc, bố mẹ vẫn cần nhắc lại giới hạn và nguyên tắc dành cho trẻ, kết hợp lắng nghe phản ứng của trẻ

13. Mẹ không thể cho phép con….đi đến bữa tiệc đó/ đánh bạn/ nghịch đồ đạc của bố mẹ.

14. Mẹ cần con…hoàn thành bài tập/ đi ngủ ngay bây giờ/ mặc quần áo ấm vào.

Cũng đừng quên mang đến hy vọng trong tương lai gần cho con

15. Con sẽ sớm được ăn socola thôi mà.

16. Mẹ biết là con sẽ hiểu chuyện thôi.

17. Bố/ mẹ sẽ sớm về nhà thôi.

18. Chắc chắn con sẽ vui vẻ trở lại.

19. Con sẽ lại vui khi tìm thấy món đồ chơi đó.

20. Chuyện này sẽ không kéo dài đâu.

Những điều cần tránh khi trẻ đang khóc

- Tránh đặt tên cho cảm xúc của trẻ (“Mẹ thấy con đang tức giận”)

- Đánh lạc hướng trẻ khỏi cảm xúc của trẻ (“Mình đi và xem bố đang làm gì nhé”)

- Giải quyết vấn đề cho trẻ ngay (“Con muốn ăn kem hả? Được rồi, mẹ con mình cùng đi mua”)

- Giảng giải (“Hôm qua con đã ăn kem rồi còn gì?”)

- Khiến con cảm thấy việc khóc là một việc sai trái (“Con đang phát ra tiếng ồn ào khủng khiếp gì vậy?”)

- Ngăn cản con khóc kèm theo lời dọa nạt (“Nếu không nín mẹ sẽ đi ra khỏi nhà/ mẹ sẽ cho con ra ngoài ở/ mẹ sẽ không đón con từ trường học về nữa”)

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.