Người mẹ trẻ sinh năm 1992 ở Hài Dương hiện đang làm kế toán cho một công ty chuyên về Logistics. Ngoài công việc bận rộn ấy, chị Khánh Vân luôn dành thời gian chăm sóc, nấu thật nhiều món ngon cho con trai 17 tháng tuổi.
Bé Dứa nhà chị Khánh Vân bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật vào lúc 10h sáng. Sau đó chị kết hợp BLW và ăn dặm truyền thống. Từ khi bé được 7 tháng tuổi, chị Khánh Vân cho con ăn thêm một bữa phụ lúc 15h, 12 tháng tuổi đến nay, bé được ăn 2 bữa phụ lúc 9h và 15h.
Theo chị Khánh Vân, bữa phụ rất quan trọng vì sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng cũng như năng lượng cho con. Dạ dày con còn nhỏ nên trong bữa chính con không thể ăn quá nhiều thức ăn, việc chia nhỏ bữa sẽ giúp con thích ứng dần với việc tăng lượng thức ăn, tăng lượng bữa trong ngày nhưng phải đảm bảo các bữa ăn không sắp xếp quá dày để đến bữa sau con đủ đói và hào hứng ăn bữa chính của mình.
Trong những ngày mùa hè oi bức, là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh như rôm sảy, sởi, chân tay miệng, sốt xuất huyểt…..Vì thế, trong những bữa ăn của con, chị Vân đều xen kẽ những món ăn giải nhiệt, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng để đối phó với thời tiết nóng nực. Ví dụ như chè nhựa đào vừa giải nhiệt, vừa tốt cho tiêu hóa và tăng sức đề kháng; kem hoa quả giúp tăng cường dinh dưỡng, khoáng chất; pudding thanh mát, giàu dinh dưỡng…
Bí quyết để làm nhiều món ngon cho con của chị Vân: “Trước khi lựa chọn nguyên liệu mình sẽ nghĩ xem món mình làm là gì rồi từ đó lựa chọn nguyên liệu phù hợp và phải chú trọng đến nguồn gốc của chúng. Mình thường lựa chọn những sản phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Mình cũng dành thời gian trồng rau sạch làm thực phẩm hàng ngày cho con nữa. Bên cạnh đó, những dụng cụ chế biến món ăn hợp vệ sinh thường xuyên và tiệt trùng trước khi sử dụng”.
Tham khảo công thức 5 món phụ dễ nấu, dễ ăn cho bé vào mùa hè do chị Khánh Vân chế biến:
1. Chè nhựa đào
Nguyên liệu: 3 – 5 viên nhựa đào khô, 3 quả long nhãn, 1 chút kỷ tử, 2 quả táo đỏ, 1 quả chà là (thay cho đường phèn), 1 chút đường phèn (dành cho bé trên 1 tuổi và không có chà là)
Cách làm
Ngâm nhựa đào với nhiều nước, để qua đêm, rửa sạch.
Chà là, kỷ tử, long nhãn, táo đỏ rửa sơ qua.
Đem nhựa đào đun sôi với nước khoảng 15-20 phút.
Tiếp theo cho nhựa đào, long nhãn, kỷ tử, chà là vào đun thêm 5 phút.
Nếu bé lớn hơn 1 tuổi thì cho 1 chút đường phèn hoặc đã có chà là thì bỏ qua bước này.
2. Bánh Mousse dâu tây
Nguyên liệu: 10gr gelatin, 200ml kem sữa tươi (whipping cream), 1 cây bánh oreo, 30ml bơ lạt tan chảy, 20gr đường, 100gr mứt dâu, 1 thìa cà phê nước cốt chanh
Cách làm
Tách bánh oreo thành 2 phần bánh và kem (Để lại 3-5 chiếc bánh để trang trí).
Cho bánh vào máy xay, xay nhỏ bánh, đổ ra tô (để lại 1 phần nhỏ để trộn chung với kem).
Trộn đều 30gr bơ lạt tan chảy cùng với bánh đã xay nhỏ, sau đó đổ hỗn hợp ra khuôn ringcake hoặc đổ vào khuôn cupcake giấy rồi cho vào tủ lạnh 30 phút sẽ được đế bánh.
Ngâm gelatin với nước lạnh trong 15 phút.
Đổ whipping cream, đường vào tô đánh kem cho bông.
Cho mứt dâu vào nồi đun nhỏ lửa cùng 1 thía nước cốt chanh, gelatin và để nguội 5 phút (Cách làm mứt dâu: cắt nhỏ quả dâu ướp với đường trong khoảng 2 tiếng, bắc hỗn hợp lên nồi sên nhỏ lửa đến khi mứt sệt lại, cho 1 chút nước cốt chanh vào, đảo 1 chút).
Sau đó trộn đều kem và hỗn hợp dâu phía trên, đổ ra khuôn đế bánh đã làm trước đó. Nếu muốn nhiều tầng với màu sắc khác nhau thì các mẹ điều chỉnh lượng dâu và lượng kem.
3. Kem dâu tây, dâu tằm
Nguyên liệu: 100gr dâu tây, 100gr dâu tằm (Có thể dùng hoa quả khác), 10gr đường, 100ml kem sữa tươi (whipping cream), 100gr sữa chua không đường, 2ml vanilla
Cách làm
Xay nhuyễn dâu tây, dâu tằm hoặc có thể sử dụng mứt dâu.
Đánh bông kem sữa tươi với 10gr đường.
Đổ dâu đã xay (mứt dâu) vào tô kem bông, trộn đều.
Thêm sữa chua không đường và vanilla trộn đều, sau đó đổ ra khuôn kem, hộp trữ đông rồi cho vào tủ đá 8 giờ là có món kem mát lạnh thưởng thức trong những ngày hè nóng nực.
4. Pudding kiểu Nhật (Purin)
Nguyên liệu: 2 lòng đỏ trứng gà, 5gr gelatin, 10gr đường, 100ml sữa tươi không đường, 100ml kem sữa tươi whipping cream, 2ml vanilla.
Cách làm
Ngâm 5gr gelatin với nước lạnh khoảng 10 phút.
Sên ½ số đường đã chuẩn bị với 50ml nước đến khi hỗn hợp có màu vàng cánh gián thì đổ ra khuôn, cốc đựng pudding để nguội (lưu ý trong thời gian sên không khuấy để tránh bị lại đường).
Đổ 100ml sữa tươi vào nồi đun đến khi sữa bắt đầu sôi thì tắt bếp và để cho sữa nguội bớt đến khoảng 40-45 độ.
Trong lúc chờ sữa nguội, đập trứng vào tô, thêm phần đường còn lại và khuẩy đều tay theo một chiều đến khi mịn, mượt.
Đổ từ từ sữa ấm vào tô trứng, khuấy nhẹ tay để hỗn hợp hòa vào nhau.
Đổ lại hỗn hợp sữa, trứng vào nồi, đun thật nhỏ lửa khoảng 5 phút, khuấy đều tay đến khi sánh lại. Lưu ý không để lửa to sẽ làm trứng chín và tạo lợn cợn.
Vớt gelatin cho ráo nước và thả vào nồi trứng, sữa khuấy đều cho gelatin tan.
Sau đó thêm whipping và vanilla vào hỗn hợp khuấy đều và tắt bếp.
Dùng rây để lọc hỗn hợp, loại bỏ lợn cợn.
Đổ hỗn hợp ra khuôn, cốc đã đựng nước đường, đợi nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 1-2 giờ để bánh được đặc lại và thưởng thức.
5. Panna cotta việt quất
Nguyên liệu: 100gr việt quất tươi, 100ml kem sữa tươi whipping cream, 50ml sữa tươi không đường, 5gr gelatin, 10gr đường, 2ml vanilla.
Cách làm
Ngâm gelatin với nước lạnh khoảng 10 phút.
Xay nhuyễn việt quất tươi.
Đổ sữa tươi, whipping vào nồi đun ấm khoảng 70 độ.
Cho việt quất xay và vanilla vào nồi.
Vớt gelatin đã ngâm cho vào hỗn hợp khuẩy đều cho đến khi hòa tan.
Sau đó cho ra cốc để nguội và cho vào tủ lạnh 4-5 tiếng là đạt.
Tham khảo thêm nhiều món ngon cho bữa phụ chị Khánh Vân chế biến cho con:
Bí đỏ, khoai lang, táo, sữa chua. |
Sinh tố Yến mạch, cốt dừa, việt quất. |
Phô mai vani dâu. |
Sinh tố rau bina. |
Sinh tố hồng xiêm, thanh long, chuối. |
Chuối, việt quất và sữa chua Hy Lạp. |
Sinh tố kiwi, spinach. |
Chè sen chưng yến. |
Strawberry panna cotta. |
Cherry nước chanh. |
Sữa hạt điều, cacao. |
Almond panna cotta with cherry. |
Ngũ cố Calbee và sữa chua. |
Phô mai tươi. |
Chia yogurt fruit. |
Red Velvet crepe. |
Sinh tố kale, chuối, kiwi, sữa chua Hy Lạp. |
Kem bơ sữa dừa. |
Súp kem măng tây. |
Kem dâu. |
Chè bưởi. |
Panna cotta. |
Kem dâu tằm. |
Kem chocolate. |
Nước dừa, dừa trân châu. |
Kale crepes. |
French macarons. |
XEM THÊM
Mẹ 9X chia sẻ công thức làm món bánh ăn dặm thơm ngon hấp dẫn cho bữa phụ của con
Không chỉ tạo những bữa ăn chính phong phú từ khi con 6 tháng tuổi, chị Thùy Linh ( Hà Nội ) còn khéo tay làm ... |
Bữa phụ cho con luôn thơm ngon hấp dẫn nhờ mẹ khéo làm nhiều loại bánh
Ngoài những bữa ăn chính, chị Hải còn dành thời gian làm thật nhiều món bánh ngon cho con để đổi vị giúp con tránh ... |
Mẹ 9X khéo tay làm các món sinh tố ngon, đảm bảo bé ăn là mê tít
Những món sinh tố trái cây thơm ngon, màu sắc bắt mắt mà chị Loan làm chắc chắn sẽ khiến các bé lười ăn hoa ... |
Mẹ 9x khéo tay chia sẻ công thức làm món bánh ăn dặm ngon ngất ngây, bé nào cũng mê tít
Thay vì ăn các món ăn dặm như hàng ngày, các mẹ hãy thử đổi vị cho bé bằng món bánh ngon miệng dưới đây. |
Cô giáo trẻ chia sẻ công thức nhiều món bánh ngon cho bữa phụ của con
Từ khi bé được hơn 7 tháng, chị Linh đã bắt đầu làm bánh cho con. Theo chị, ngoài việc ăn dặm thông thường, làm ... |
Con hết lười ăn vì mẹ làm nhiều món ngon cho bữa phụ đến người lớn cũng phải thèm
Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, chị Khánh Linh đã chọn cho con phương pháp BLW. Vì vậy, bé thoải mái thưởng thức những ... |