Những cây vải thiều nặng trĩu quả trên Tây Nguyên (Ảnh: Trang Anh) |
Cây vải thiều được người dân biết đến ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam, tuy nhiên hiện nay tại mảnh đất Tây Nguyên nắng gió người dân cũng có thể trồng được loại cây này. Không những thế, cũng nhờ cây vải đã mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ cho những hộ dân nơi đây.
Ông Nguyễn Văn Nuôi (ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) cho biết, năm 2005 gia đình ông trồng 180 cây vải lai trên diện tích khoảng 1 ha.
Thời gian đầu do thiếu kiến thức chăm sóc vải nên cây cho ít quả. Sau đó, ông bắt đầu tìm tòi, học hỏi kiến thức trong sách báo mạng Internet nên những năm gần đây cây vải mang lại thu nhập cao 18 tấn/ha. Giờ đây, nhờ cây vải đã mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình.
Những cây vải mang lại năng suất, chất lượng tăng thu nhập cho người dân (Ảnh: Trang Anh) |
Tương tự, ông Nguyễn Duy Tiên (thôn 12A, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, gia đình ông có 1,1 ha đất trồng cây vải thiều. Sau một thời gian nghiên cứu và ghép nhiều giống lại với nhau, vải nhà ông đã cho chín sớm hơn các tỉnh phía Bắc khoảng một tháng. Do đó, vải được bán sớm nên giá thành cao hơn những hộ bán vải đúng vụ mùa.
Ông Tiên cho hay, trong năm đầu tiên thu hoạch gia đình ông bán được 13,5 tấn/1,1 ha, với giá 50.000 đồng/kg. Đến năm 2018, sản lượng vải của gia đình đã tăng lên 19,5 tấn/1,1ha, mang lại nguồn thu gần một tỷ đồng.
Ngoài việc trồng vải để lấy quả tiêu thụ ra thị trường, gia đình ông Tiên còn chiết được khoảng 10.000 cây giống bán với giá 70.000 đồng/cây, thu về khoảng 700 triệu đồng.
“Sau nhiều năm gắn bó với loài cây này, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây vải. Hiện tại tôi đã hoàn thành cuốn cẩm nang cho người trồng vải về kĩ thuật thâm canh cây vải trên đất Đắk Lắk để chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người”, ông Tiên cho biết thêm.
Ông Dương vui mừng bên vườn vải khi cây được mùa, giá bán cao. Ảnh: Trang Anh |
Cách nhà ông Tiên không xa, gia đình ông Nguyễn Duy Dương cũng có gần 3 sào đất, trồng được 80 cây vải. Vụ mùa vừa qua gia đình ông thu được hơn 4 tấn mang lại thu nhập 200 triệu đồng.
Theo ông Dương, khu vực vườn của gia đình là đất mượn, san ủi từ ruộng lên nhiều cây trồng không lên được. Riêng cây vải trồng xuống là phát triển rất nhanh, cho dù đất cằn, đất sỏi đều lên được.
Về vấn đề cây vải được trồng trên đất Tây Nguyên, ông Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Krông Pắk cho biết, trong vụ vải vừa qua, năng suất của cây vải đạt khá cao. Theo đó, 1 ha vải cho thu hoạch gần 20 tấn, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Cũng theo ông Hoàng, năng suất cây vải phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu năm nào không đủ lạnh thì cây không phân hóa mầm hoa được nên không có trái. Do đó, người trồng phải nắm bắt kỹ thuật để có những tác động vào cây vải mới cho năng suất ổn định.
Còn ông Trần Văn Đông, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Ea Kar cho biết, hiện nay toàn huyện có khoảng 200 ha vải thiều cho năng suất khá cao. Trong thời gian tới huyện Ea Kar sẽ xúc tiến xây dựng một số hợp tác xã, hướng các hộ sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường để cây vải mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Tuy nhiên, vị Phó trưởng phòng cũng khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích, chỉ trồng trên diện đất đai, khí hậu phù hợp.
Chưa vào chính vụ, thông tin thất thiệt khiến 'thủ phủ' vải thiều phẫn nộ!
Vải thiều chính vụ tại Bắc Giang dự kiến thu hoạch từ ngày 10/6/2018. Tuy nhiên, các thông tin tràn lan trên mạng xã hội ... |
Bắc Giang bác bỏ thông tin vải thiều 3.000 đồng một kg, phải đổ sông
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết từ đầu vụ tỉnh này đã tiêu thụ được 9.000 tấn vải, giá trung bình 19.000 đồng/kg và bác ... |
Thực hư chuyện giá vải 3.000 đồng/kg vứt đi không ai mua
Những ngày gần đây có nhiều luồng thông tin rằng giá vải thiều đầu mùa đang rớt giá thảm hại, chỉ 3.000 đồng/kg hay 10.000 ... |
Đô thị 09:22 | 06/10/2019
Du lịch 06:28 | 05/10/2019
Du lịch 19:10 | 25/09/2019
Kinh doanh 09:23 | 23/09/2019
Đô thị 14:14 | 08/08/2019
Du lịch 07:18 | 27/06/2019
Tiêu dùng 16:26 | 31/05/2019
Giáo dục 10:35 | 21/05/2019