Trung Quốc phản đối Mỹ trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan

Trung Quốc lên tiếng phản đối mạnh mẽ sau khi sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký đạo luật quốc phòng mới, trong đó gợi ý tiến hành trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan.
trung quoc phan doi my trao doi quan su cap cao voi dai loan Tình báo Mỹ nghi Trung Quốc sắp đưa thêm vũ khí ra Biển Đông
trung quoc phan doi my trao doi quan su cap cao voi dai loan Báo Trung Quốc cảnh báo đối đầu Mỹ vì Trump chọn cố vấn cứng rắn với Bắc Kinh
trung quoc phan doi my trao doi quan su cap cao voi dai loan
Trung Quốc phản đối Mỹ trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan. Ảnh: Politico

Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng với ngân sách 618,7 tỷ USD "thể hiện quan điểm của quốc hội rằng Bộ Quốc phòng Mỹ nên tiến hành chương trình trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan", theo Reuters.

Trước động thái này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối mạnh mẽ đạo luật này trong tuyên bố cuối ngày 25/12.

Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao nước này khẳng định Đài Loan là lãnh thổ thống nhất và đây là vấn đề nội bộ. Dự luật chính sách quốc phòng liên quan đến Đài Loan không ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, điều Bắc Kinh không thể chấp nhận.

"Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ phải tuân thủ các cam kết với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, ngừng các liên hệ quân sự và bán vũ khí cho Đài Loan, để tránh làm tổn hại quan hệ Trung-Mỹ và sự hòa bình, ổn định ở eo biển Đài Loan."

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ sẽ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực để kiểm soát nếu cần thiết. Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc từ năm 1979. Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump hồi đầu tháng 12 đã phá vỡ chính sách ngoại giao khi điện đàm với lãnh đạo Thái Anh Văn, động thái khiến Bắc Kinh "phản kháng mạnh mẽ" và kêu gọi Mỹ xử lý vấn đề Đài Loan cẩn trọng.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...