Trường hợp của em Sáng là thí sinh hiếm hoi tại tỉnh Quảng Trị, bởi sau vinh dự đạt giải Nhì học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học, Sáng được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh tham dự kỳ thi quốc tế nên em được miễn tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Nỗi lo trước ngày nhập trường của nam sinh nghèo Quảng Trị |
Với những thành tích nổi bật ấy, Nguyễn Đình Sáng đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 5 trường đại học theo diện tuyển thẳng. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình khó khăn buộc em phải có sự cân nhắc, lựa chọn. Em luôn lo lắng về mẹ hay ốm đau, trong khi cả mấy chị em đều học xa nhà.
Ở vùng quê nơi em Sáng sinh ra và lớn lên cũng như ngôi trường nơi em theo học, không ai xa lạ gì với hình ảnh Sáng đạp xe đạp đi học mỗi ngày. Thầy, cô, bạn bè đều khâm phục tinh thần hiếu học của em Sáng. Dù gia đình khó khăn nhưng em vẫn quyết tâm vươn lên trong học tập và đạt nhiều thành tích cao ở các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị em Sáng luôn nỗ lực học tập, được thưởng hàng loạt tấm Giấy khen, Bằng khen. |
Nhắc đến con trai, đôi mắt chị Trần Thị Phượng ánh lên vẻ tự hào. Chị Phượng cho biết Sáng là cậu con trai sống có trách nhiệm, biết lo lắng, quan tâm đến người thân.
"Cha Sáng mất khi cháu học lớp 8 nên có lẽ Sáng đã phần nào ý thức được trách nhiệm của bản thân và sống tự lập. Biết hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, Sáng chưa bao giờ đòi hỏi gì ở mẹ. Trái lại, cháu luôn quan tâm đến sức khỏe của tui, động viên tui cố gắng. Cháu rất ngoan hiền và chăm chỉ học tập. Tui rất tự hào về con, dù khó khăn nhưng thấy con hiếu học, tui cũng mừng."
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng em Nguyễn Đình Sáng. |
Chị Phượng kể, từ bé Sáng đã biết đọc và nhận biết rất nhanh. Khi lớn lên, cháu thường trốn vào góc khuất, đọc lén sách vở của các chị. Nhờ tính nhanh nhẹn, ham học mà cháu luôn đạt kết quả tốt, kỳ thi nào cháu cũng đạt giải cao.
Hoàn thành chương trình THCS, Sáng dự định thi vào trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn tại TP Đông Hà để thử sức. Không ngờ, em trúng tuyển và trở thành thủ khoa của trường này.
“Lúc ấy, tui động viên cháu học ở gần nhà cho đỡ tốn học phí vì nhà nghèo, đi lại cũng gần. Nhưng rồi cháu quyết tâm nên tui cũng xuôi theo. Tui sợ cháu sẽ mặc cảm, bởi bạn bè đều là con nhà có điều kiện, còn mình không có gì. Thế nhưng, tui cảm thấy vui khi biết cháu không hề lấy sự khó khăn ấy làm ái ngại để tập trung vào việc học tập”, chị Phượng kể.
Trong 3 năm học cấp ba, Sáng phải đạp xe từ nhà đến trường gần 30 km để học tập. Thầy cô, bạn bè biết được hoàn cảnh của em cũng khuyên em ở lại ký túc xá của trường để tiện cho việc học, nhưng Sáng không bao giờ thôi lo lắng về mẹ.
Em Sáng không quản ngại vất vả để đỡ đần việc nhà cho mẹ. |
Chị Phượng - mẹ Sáng thường hay ốm đau, bị thoái hóa cột sống, suy nhược thần kinh tim,… nên không làm được việc nặng. Nhiều lúc, chị kiệt sức rồi ngã quỵ giữa nền nhà. Đã từng thấy mẹ rơi vào tình trạng kiệt sức, Sáng luôn canh cánh trong lòng và tranh thủ việc học để ở gần chăm sóc. Để có kinh phí học tập, Sáng còn nhận dạy kèm cho bạn. Buổi nào được nghỉ, Sáng đạp xe về nhà giúp mẹ việc gia đình.
Tuy vậy, trong 3 năm học THPT, ngoài việc đạt thành tích xuất sắc, các giải học sinh giỏi cấp tỉnh, em Nguyễn Đình Sáng cũng vinh dự 2 lần đạt giải Nhì quốc gia môn Hóa năm lớp 11 và lớp 12.
Hoàn cảnh còn khó khăn, song chị Phượng đã chịu đựng đắng cay, vất vả, gồng gánh nuôi 3 đứa con đi học. Con gái đầu của chị học Đại học Luật TPHCM sắp ra trường. Cháu thứ hai học Quản trị Kinh doanh - ĐH Nông lâm TPHCM năm thứ 3. Còn em Sáng chuẩn bị bước vào đại học.
“Khi cha các cháu mất, cháu gái lớn bắt đầu học đại học, cháu Sáng mới học lớp 8. Những tưởng đường học của các cháu đứt đoạn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của mọi người nên các cháu mới học đến hôm nay”, chị Phượng nói.
Sau đợt xét tuyển vừa qua, em Nguyễn Đình Sáng đã trúng tuyển vào 5 trường đại học trong nước theo diện tuyển thẳng gồm: Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở phía Nam), Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), Trường ĐH Y dược TPHCM và Trường ĐH Y Hà Nội.
Sau nhiều lần đắn đo, suy nghĩ, Sáng quyết định nhập học tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) để ở gần các chị, khi cần chị em có thể hỗ trợ nhau.
Hai mẹ con suy tư, đắn đo trước quyết định chọn trường học. |
Cầm trên tay tấm giấy báo nhập học nhưng hai mẹ con cứ suy tư, lo lắng. Để trấn an mẹ, Sáng cứ động viên mẹ yên tâm, em sẽ tự lo việc học tập và gắng thu xếp đi làm thêm để kiếm tiền trang trải học tập.
Dù nói vậy cho mẹ vui chứ em cũng chưa xác định cụ thể mình sẽ làm gì để có tiền lo các chi phí. Sáng đặt cho mình mục tiêu trước mắt sẽ kiếm được học bổng để đỡ chi phí.
Chia sẻ về quyết định của mình, Sáng nói rằng, em chọn ngành Kỹ thuật Hóa học của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) vì cũng sát với niềm đam mê Hóa học của em. Hơn nữa em đã có kiến thức cơ bản về nó. Trong khi hoàn cảnh của em không cho phép để học những ngành đào tạo lâu năm.
Không để cho ước mơ của con dang dở, chị Phượng quyết định đi mượn tiền hàng xóm cho con đóng học phí nhập trường. Nhờ người bạn của cha cháu giúp đỡ, chị Phượng đã vay được một khoản cho chị em Sáng.
“Tui chưa biết sẽ lấy gì để trả lại, nhưng đành chấp nhận để cho con đi học. Tui ở nhà nhịn ăn, nhịn mặc chút ít để dành tiền cho cháu đi học cũng được. Mong rằng, sau này các cháu học xong, tốt nghiệp và có việc làm thì chúng kiếm tiền để trả. Tâm nguyện của tui cũng như chồng lúc còn sống cũng quyết tâm cho các con đi học chu đáo. Dù nhà không có tài sản gì đáng giá, nhưng có được cái chữ, tui cũng mãn nguyện”, chị Phượng tâm sự.
Dữ liệu về kết quả tuyển thẳng của em Sáng đối với 5 trường Đại học. |
Tiếp chuyện phóng viên, ánh mắt của hai mẹ con em Sáng thể hiện rõ sự ưu tư. Là một học sinh tài năng, ngoan ngoãn, có ý thức trách nhiệm, nhưng hoàn cảnh khó khăn buộc em Sáng phải trăn trở để quyết định bước đi phù hợp nhất với gia cảnh của mình.
Còn mẹ em cũng không khỏi lo lắng cho các con trong những năm học xa nhà, bởi chị em Sáng phải tự bươn bả để kiếm tiền học tập. Với đồng lương trợ cấp phụ nữ đơn thân hơn 500 ngàn đồng của chị thực sự không đủ lo chi phí học tập cho các con và thuốc thang cho mình lúc ốm đau.
Em Nguyễn Đình Sáng cho biết, em đã quyết tâm là sẽ sớm lên đường để kịp tiến độ học tập vào ngày 18/8 tới. Tuy vậy, Sáng vẫn mang nặng băn khoăn phải xa quê học tập, để mẹ em ở một mình.
“Em rất lo lắng cho mẹ em, bởi bà hay đau ốm, sẽ không có em ở bên chăm sóc. Trong khi đó, chúng em học xa nhà, mỗi khi mẹ ngã bệnh không có ai đưa đi khám”, Sáng nói.
Danh sách 1.172 thí sinh trúng tuyển vào Đại học Y Hà Nội năm 2018
Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố danh sách 1.172 thí sinh trúng tuyển vào các khoa đào tạo của trường năm 2018. |
Điểm chuẩn 2018 giảm sâu, Đại học Y Hà Nội có tuyển được thí sinh chất lượng?
Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội vừa chia sẻ một vài ý kiến trước việc điểm chuẩn năm 2018 của trường giảm sâu, ... |
Điểm chuẩn 2018 của các khoa/trường thuộc Đại học Thái Nguyên chính xác nhất
Hiện tại đã có điểm chuẩn 2018 của các khoa/trường thuộc Đại học Thái Nguyên, thí sinh có thể tham khảo theo các bảng dưới ... |
Học viện ANND muốn kiểm tra, rà soát thí sinh trúng tuyển đại học 2018
Học viện ANND cho biết, dữ liệu thí sinh trúng tuyển có những khác thường so với diễn biến thực tế của kỳ thi THPTQG ... |
Điểm chuẩn 2018 của Trường Đại học Xây dựng chỉ từ 15 - 19 điểm
Chiều 6/8, Trường Đại học Xây dựng đã chính thức công bố điểm chuẩn 2018. Theo đó, điểm chuẩn dao động từ 15 - 19 ... |
Pháp luật 15:27 | 27/04/2019
Thời sự 02:02 | 09/12/2018
Pháp luật 04:32 | 11/09/2018
Pháp luật 04:29 | 07/09/2018
Pháp luật 08:51 | 06/09/2018
Pháp luật 23:00 | 29/08/2018
Pháp luật 08:22 | 28/08/2018
Pháp luật 11:59 | 26/08/2018