Nhóm người quá khích chống đối lại lực lượng chức năng. Ảnh cắt từ clip |
Liên quan đến vụ việc trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh, đoạn clip cho rằng, lực lượng công an huyện Cư Mgar (tỉnh Đắk Lắk) và nhiều người dân xảy ra xô xát với nhau.
Theo các bình luận trên mạng xã hội thì có nhiều ý kiến trái chiều.
Về vụ việc này, ngày 14/6, Thượng tá Nguyễn Văn Hà, Phó trưởng công an huyện Cư Mgar cho biết, vụ việc trên xảy ra tại nhà ông Phan Xuân L. (SN 1967, xã Ea Kiết, huyện Cư Mgar).
Theo Thượng tá Hà, ngày 12/6, khi lực lượng chức năng cử 6 cán bộ xuống gia đình tiến hành dẫn giải ông L. lên để làm rõ về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thì ông này đã kêu gọi, huy động người dân chửi bới, chống trả lại lực lượng chức năng.
Ông L. đã huy động khoảng 30 người, chủ yếu là phụ nữ và những người quá khích đến chửi bới, lăng mạ lực lượng chức năng.
Sau khi thấy tình hình phức tạp nên lực lượng công an huyện đã được huy động thêm để xuống hiện trường. Lúc này, vợ ông L là bà Võ Thị L. (SN 1967) đã lấy xô đựng nước phân lợn tạt vào người Trưởng Công an huyện và một số công an đi cùng.
Bên cạnh đó, Nguyễn Đình H. (SN 1967, thôn 11, xã Ea Kiết) đã chống đối kịch liệt, chửi bới, lăng mạ và xô kéo cán bộ công an. Lúc này, lực lượng chức năng mời ông H lên trụ sở làm việc về hành vi “Chống người thi hành công vụ” thì người này nhảy qua hàng rào nhằm bỏ trốn.
Tuy nhiên theo Thượng tá Hà, do trời mưa nên người này bị té ngã. Sau đó, người này đã hô hoán và nói rằng bị lực lượng chức năng đánh.
Cũng theo Thượng tá Hà, trước đó, vào năm 2016, tỉnh Đắk Lắk bị hạn hán nặng nên các hộ dân hợp đồng khoán chăm sóc cà phê với Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Buôn Ja Wầm (xã Ea Kiết) xin giảm sản lượng.
Qua xác định, cơ quan chức năng nhận thấy trên địa bàn xã Ea Kiết mất mùa nên đề nghị 2 bên chịu rủi ro. Sau khi họp bàn, bên phía công ty đã thống nhất giảm cho người dân 15% sản lượng cà phê vụ mùa 2015-2016, tuy nhiên các hộ dân không đồng ý.
Trong khi đó, ông L. cũng có 6-7 sào đất nhận khoán của công ty để trồng cà phê. Nhưng trước đó, ông L. đã nợ gần 5 tấn cà phê tươi của công ty trong nhiều năm và 40 triệu đồng vay của công ty để chăm sóc cà phê, nhưng không chịu trả.
Theo Thượng tá Hà, sau đó ông L. đã kêu gọi người dân nhằm yêu cầu công ty giảm từ 80-100% sản lượng vụ cà phê 2015-2016. Không những thế, ông L. còn cho rằng, diện tích đất trên là do dân khai hoang nên yêu cầu trả lại cho địa phương quản lý.
Đến vụ cà phê 2016-2017, khi đến mùa thu hoạch, ông L. lại kêu gọi người dân không đóng sản lượng.
Theo Thượng tá Hà, ông L. còn phá 3,5 ha rừng (do Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Buôn Ja Wầm quản lý) để làm đất sản xuất. Sau đó, do diện tích bị bỏ trống nên công ty đã tạo điều kiện cho người dân mượn để gieo trồng.
Sau đó, ông L. đã làm đơn mượn lại của công ty, nhưng ông không sử dụng mà cho ông Đặng Chòi Ch. và ông Triệu Vần Ph. (xã Ea M’Droh, huyện Cư Mgar) thuê từ năm 2014-2017.
Đến năm 2017, công ty phát hiện được nên đã thu hồi. Ông Ch. và ông Ph. đã đến nhà yêu cầu ông L. trả lại số tiền 20 triệu đồng mà 2 người đã bỏ ra thuê trước đó. Tuy nhiên, ông L. chây ì không chịu trả nên 2 người này đã làm đơn tố cáo lên cơ quan công an.
Sau khi biết mình bị tố cáo, ông L. đã trả lại 20 triệu đồng tiền cho thuê đất cho 2 người này.
Tuy nhiên, do nhận thấy có dấu hiệu “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên lực lượng chức năng đã mời ông L. lên làm việc nhiều lần, nhưng người này không chấp hành. Đến ngày 12/6 khi lực lượng công an xuống tiến hành dẫn giải thì xảy ra sự việc trên.
“Hiện tại chúng tôi tiếp tục nắm bắt tình hình để có hướng xử lý vụ việc”, Thượng tá Hà thông tin.
Đang án treo được bầu làm tổ trưởng tổ an ninh, có tiền án vẫn được làm trưởng công an xã
Mặc dù có tiền án về tội Gây rối trật tự công cộng, nhưng ông Lương vẫn được làm Trưởng công an xã và kết nạp ... |
Nơi người dân 'đánh cược' mạng sống, đi bè qua suối tròng trành vì miếng cơm, con chữ
Hàng ngày, người dân nơi cổng trời Ea Rớt buộc phải chòng chành qua suối, liều mình, "đánh cược" mạng sống chỉ vì miếng cơm, ... |