Trường xưa trong tôi là...

Tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ có lẽ không chỉ là câu hát khi đã bước qua bao chênh vênh cuộc đời, ta sẽ chợt thèm một sáng tinh khôi đi dọc triền đê với lũ bạn ngày thơ xưa ấy.
 

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la

Tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ có lẽ không chỉ là câu hát khi đã bước qua bao chênh vênh cuộc đời, ta sẽ chợt thèm một sáng tinh khôi đi dọc triền đê với lũ bạn ngày xưa ấy.

Cứ mỗi năm trôi qua, trí nhớ về những ngày ngây ngô hồn nhiên bước trên con đường đến trường luôn khiến ai đó cảm thấy… ấm ức vì chợt nhòa, chợt hiện trong tâm trí mờ sương sớm mà trong veo. Ta chỉ có thể nhớ được hoa dại vẫn nở bên đường cùng lũ bạn nhí nhố đứa chạy, đứa ngã, đứa lom khom chiếc cặp sách đã sờn quai mà chẳng thể nào rành mạch được như một bài toán từ điểm A đến điểm B đơn giản.

Rồi rượt đuổi nhau trong sáng tinh khôi, cùng nhắm mắt hít hà hương sương sớm để giả vờ không nghe thấy tiếng cô bạn lớp phó học tập vừa đi vừa nhì nhèo thằng Tèo không chịu làm bài tập về nhà khiến cả lớp kiểu gì cũng bị cô mắng hay ngó lơ đứa bạn mải vừa đi vừa lôi vở ra học thuộc lòng cho mấy phút kiểm tra đầu giờ mà vấp ngã nhào xuống bụi hoa xuyến chi mọc đầy triền dốc để móc gai níu lấy từng bước chân.Đường đến trường lạ lắm, cứ như lũ con nít vậy cứ thay đổi hoài theo từng mùa mà mỗi năm mỗi khác.

Cứ độ hoa gạo nở rực đỏ háo hức một góc đường, sáng mờ sương đi qua là cả lũ lại đan ríu vào nhau, khép nép, run run bước qua gốc cây cổ kính rải

truong xua trong toi la đầy sắc đỏ bởi nỗi ám ảnh“thần cây đa, ma cây gạo”qua lời kể của bà, của chị để khi lớn lên lại cứ nhớ mãi về gốc gạo ấy mà nuối tiếc “Thế là chị ơi/Rụng bông gạo đỏ/Ô hay, trời không nín gió./Cho ngày chị sinh”.

truong xua trong toi la

Lạ kì thay, hoa gạo luôn là nỗi ám ảnh nhiều năm về sau của lũ ngây ngô ngày ấy, cành cây khẳng khiu rêu mốc như dồn vẹn nguyên sức sống để bông hoa đỏ lửa miền kí ức dại khờ.

Và khi hạ sang, nắng sớm ríu rít qua từng kẽ lá cũng là lúcchúng bạn tung lên bầu trời trong xanh chuyện lớp học mà vừa đi vừa kể cho nhau nghe những ngày hè “dữ dội” sắp tới. Đứa “oách”

thì khoe được bố mẹ cho đi biển, đứa hồn nhiên hè này nhất định sẽ cho lũ chuồn chuồn cắn rốn để học bơi… đường đến trường những lúc ấy chưa bao giờ gần đến thế mà cổng trường lại vô cùng xa xôi khi tiếng trống trường giục giã vang lên thì cả lũ lại “tay xách quần, tay giữ khư khư lọ mực” phi hùng hục vào lớp cho kẻo “sao đỏ” bắt được thì teo.

Mùa thu, tiết trời thanh tao, thoáng đãng… và như là lũ học trò trường làng ngày ấy thích mùa thu hơn hẳn mùa hè thì phải. Bởi mỗi bước chân gió heo may như cuốn theo nhẹ nhàng hơn, nắng cũng thôi không còn gay gắt.

Đông sang, chính khi sáng sớm là thời điểm tuyệt vời để mỗi bước chân đến trường là một cuộc trao đổi đầy thú vị khi đứa thì có bắp ngô nếp luộc thơm phức, thằng có gói xôi lạc nhỏ xíu nóng hổi, cô bé nhà bên lại dấm dúi củ khoai lang vàng ươm ngọt, bở… đứa nào cũng thậm thụt cắn một miếng của mình rồi ngó sang đứa bên cạnh “tớ một miếng” và đuổi nhau chí chóe dọc con đường chỉ vì đứa cắn miếng to, miếng nhỏ.

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la

Đối với lứa học sinh ngày ấy, sân trường được ví như “thánh đường” của tuổi thơ. Nơi mà lũ trẻ con hiểu được “giá trị của thời gian” khi 15 phút ra chơi giữa giờ luôn là khoảnh khắc diệu kỳ.

Tiếng trống ra chơi vang lên, là lũ nhỏ ùa ra từ các lớp ra sân trường với “khí thế” hừng hực sẽ khiến mọi thầy, cô đều “mơ ước” nếu 45 phút tiết học nào mà lũ “nhất quỷ, nhì ma” cũng “rực rỡ” thế này thì lớp nào cũng 100% tiến tiến hết. Ấy là nghĩ thì nghĩ thế thôi, nên các thầy cô chỉ biết thở dài mà cùng nhau đến phòng giáo viên, mặc cho lũ “quỷ, ma” làm náo động cả một khoảng trời, khiến lũ chim

bình yên đậu trên tán cây phải bay lên rào rào.

Chọn một góc sân bằng phẳng nhất, thằng lấy phấn ra kẻ vạch “thủ”, đứa đứng chỉ chỏ kẻ thế à, đứa thì năn nỉ đi xin bi… ấy thế là thành một hội bi.

Chỗ rộng rộng một chút thì oẳn tù tì để hai đứa bét đứng cầm dây, còn lại chia đôi đá cầu.

truong xua trong toi la

Mà đá cầu thì ít, đá vào nhau thì nhiều, bữa nào cũng mất dăm quả cầu hết bay ra ngoài cổng trường thì lại mắc trên những cành phượng khẳng khiu. Ấy thế mà, chỉ ngay hôm sau không biết lại “mọc” đâu ra dăm ba quả cầu khác.

Rồi thì đuổi bắt, búng dây thun, nhảy dây hay chỉ đơn giản là ngồi nhìn lũ bạn chơi thôi. Ngày ấy, sân trường – “thánh đường 15 phút” là niềm tin và hy vọng của bao thế hệ học sinh khi ngồi trong lớp đến mức sau bao năm gặp nhau nếu một đứa vô tình liếc ra chỗ khác thì y như rằng có đứa nói: “Lại liếc ra sân trường hả, đã đến giờ chơi đâu”.

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la

Chạy ùa vào lớp khi tiếng trống trường vang lên thúc giục, vừa kịp ném tọt chiếc cặp sách vào ngăn bàn thì tiếng lớp trưởng đã vang lên “Đứng dậy!” là cả lũ nhí nhố vội vã bật dậy gào to “Chúng em chào cô ạ” rồi đứa này huých đứa kia khi thì áo chưa nhét hết vào quần hay khăn quàng đỏ bị lệch.

Chuyện nhỏ xíu thế thôi, vậy mà bao năm sau khi gặp lại thầy cô khi mái tóc đã điểm sương, lời chào lại cứ nghèn nghẹn nơi môi, nước mắt rưng rưng chỉ trực vỡ òa nhung nhớ chỉ muốn được trở về thời thơ dại, bốn mùa đến trường với chiếc cặp sách sờn quai cùng lũ bạn cũ dưới mái trường rêu phong cũ kỹ bên thầy cô yêu dấu mà thôi!

truong xua trong toi la

" Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào

Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy

Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy

Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.

Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên

Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ

Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ

Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi! "

(Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm)

truong xua trong toi la

truong xua trong toi la
chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.