Truy tố Vũ 'nhôm' cùng 25 bị can vụ gây thiệt hại hơn 3.600 tỉ đồng cho Ngân hàng Đông Á

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng số 134/CTr-VKSTC-V3 truy tố bị can Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", sinh năm 1975, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79) cùng 25 bị can khác trong vụ án gây thiệt hại cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (viết tắt là DAB) hơn 3.600 tỉ đồng.

Vũ “nhôm” đối mặt với mức án chung thân

Theo đó, ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á) và bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc DongABank) bị đề nghị truy tố 2 tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hai bị can Phan Văn Anh Vũ và Phạm Văn Phước bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 điều 355 BLHS năm 2015 có khung hình phạt lên đến chung thân.

truy to vu nhom cung 25 bi can vu gay thiet hai hon 3600 ti dong cho ngan hang dong a
Vũ "nhôm" (bìa trái) đối mặt với mức án tù chung thân.

22 bị can còn lại bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cố ý làm trái quy định nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, ông Trần Phương Bình đã tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DongABank, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 3.608 tỉ đồng, bao gồm 1.160 tỉ đồng trong việc ông Bình mua hơn 74.000 cổ phần DongABank; 437 tỉ đồng và 650 lượng vàng chi lãi ngoài; hơn 24 triệu USD và hơn 15.000 lượng vàng trong việc kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng tài khoản trái phép...

Cơ quan điều tra xác định, hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Bình là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank tại thời điểm 31/12/2015 lỗ lũy kế 31.076 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỉ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỉ đồng.

Bà Xuyến đã sử dụng Công ty TNHH TMTP Sao VN, Công ty TNHH Ninh Thịnh và 5 cá nhân lập hồ sơ rút 467 tỉ đồng của DongABank để ông Trần Phương Bình mua cổ phần của DongABank. Sau đó, ông Bình chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi hơn 475 tỉ đồng để tất toán các khoản vay này, xuất quỹ chi sai nguyên tắc hơn 10 tỉ đồng.

Ngoài ra, bà Xuyến còn chiếm đoạt của DongABank 40 tỉ đồng trong việc DongABank cho Cao Ngọc Huy vay 270 tỉ đồng. Cơ quan điều tra xác định bà Xuyến là đồng phạm với ông Bình chiếm đoạt 467 tỉ đồng của DongABank.

Bà Xuyến cũng xuất khẩu và kinh doanh vàng tài khoản trái phép, chi lãi suất ngoài sai nguyên tắc gây thiệt hại cho DongABank hơn 1.000 tỉ đồng; phải chịu trách nhiệm về số tiền 40 tỉ đồng và 1.574 tỉ đồng.

Vũ “nhôm” tiêu 13,4 triệu USD mà... quên

Trong quá trình điều tra thu giữ giấy tờ viết tay của Đỗ Thanh Hùng (nguyên thủ quỹ hội sở DongABank) thể hiện, từ 11/10/2012 – 12/3/2015 xuất quỹ chi 12 khoản tổng cộng hơn 294 tỉ đồng để mua 13,9 triệu USD cho ông Trần Phương Bình. Để mua khoản tiền USD lớn này, phòng kinh doanh hội sở DongABank đã tổ chức nhân viên thường trực tại một số chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống DongABank thực hiện mua bán ngoại tệ từ Bắc vào Nam với các khách hàng. Toàn bộ số USD này được vận chuyển vào hội sở DongABank bằng máy bay.

Ông Trần Phương Bình thừa nhận trong 13,9 triệu USD ông chỉ đạo mua thì có đến 13,4 triệu USD mua giúp cho Vũ “nhôm”, còn 500.000 USD ông Bình đưa cấp dưới để chi phí thuê tư vấn, tìm kiếm đối tác. Vũ “nhôm” thường nhận USD tại phòng làm việc của ông Bình ở hội sở DongABank. Đến nay ông Bình không giải thích rõ lý do mua hộ Vũ “nhôm” là gì.

Trong khi ông Bình khai mua hộ 13,4 triệu USD thì Vũ “nhôm” lại khai chỉ nhờ mua hộ 3,2 triệu USD, còn 10,2 triệu USD là Vũ vay của ông Bình. Đến nay, Vũ chưa trả số tiền này cho ông Bình và cũng không biết ông Bình sử dụng nguồn tiền nào để mua 13,4 triệu USD. Đáng lưu ý, Vũ khai đã dùng số tiền 13,4 triệu USD chi cho mục đích cá nhân, nhưng chưa nhớ sử dụng vào việc gì (?!).

Trong giai đoạn 2 của vụ án, cơ quan CSĐT Bộ công an tiếp tục điều tra làm rõ việc ông Trần Phương Bình chuyển cho Vũ “nhôm” số tiền 13,4 triệu USD. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì sẽ xử lý theo quy định.

Trong quá trình điều tra, Vũ “nhôm” có 4 lần (ngày 20/6/2018, ngày 25/6/2018, ngày 10/7/2018 và ngày 16/7/2018) gửi đơn đến Viện KSND tối cao yêu cầu xác minh, kê biên tài sản đảm bảo khắc phục hậu quả, đồng thời xin gặp gia đình để thống nhất việc khắc phục hậu quả 203 tỉ đồng gốc lẫn lãi liên quan đến việc mua cổ phần DongABank.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã làm việc với Vũ để làm rõ phương án khắc phục hậu quả này. Ngày 16/8/2018, cơ quan công an cho Vũ gặp người thân để thống nhất việc nộp tiền mặt khắc phục hậu quả nói trên, nhưng đến nay vẫn chưa nộp.

26 bị can bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố trong vụ án này gồm: Trần Phương Bình (sinh năm 1959, nguyên Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB); Nguyễn Thị Kim Xuyến (sinh năm 1958, nguyên Phó tổng giám đốc, Thành viên HĐQT DAB); Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79);

Phạm Văn Phước (sinh năm 1962, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần lương thực Nam Định); Nguyễn Đức Vinh (sinh năm 1966, nguyên Trưởng phòng ngân quỹ Hội sở DAB); Đỗ Thanh Hùng (sinh năm 1978, nguyên Thủ quỹ Hội sở DAB); Nguyễn Văn Thuận (sinh năm 1959, nguyên Phó giám đốc DAB Sở giao dịch); Trần Thế Hùng (sinh năm 1961, nguyên Thủ quỹ DAB Sở giao dịch);

Nguyễn Thị Kim Loan (sinh năm 1975, nguyên Trưởng phòng kinh doanh Hội sở DAB); Nguyễn Thị Ái Lan (sinh năm 1973, nguyên Trưởng phòng quản lý tài sản nợ và có thuộc khối kinh doanh nguồn vốn DAB); Nguyễn Đỗ Thành Trung (sinh năm 1987, nguyên Phụ quỹ DAB Sở giao dịch); Nguyễn Đức Tài (sinh năm 1968, nguyên Giám đốc DAB Sở giao dịch); Nguyễn Thị Ngọc Vân (sinh năm 1970, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB);

Lê Kiên Giang (sinh năm 1977, nguyên Phụ quỹ Hội sở Ngân hàng DAB); Nguyễn Chí Công (sinh năm 1979, nguyên Phó trưởng phòng tín dụng DAB Sở giao dịch); Vũ Thị Thanh Hoa (sinh năm 1981, nguyên Phó trưởng phòng tín dụng DAB Sở giao dịch); Trang Tài Tâm (sinh năm 1984, nguyên cán bộ tín dụng DAB Sở giao dịch); Nguyễn Hồ Bảo Quốc (sinh năm 1975, nguyên Giám đốc DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng);

Võ Hoàng Đông (sinh năm 1983, nguyên Thủ quỹ DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng); Quách Thành Sang (sinh năm 1988, nguyên Phụ quỹ DAB Sở giao dịch); Nguyễn Hồng Ánh (sinh năm 1961, trú tại phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh); Trương Hoàng Khải (sinh năm 1964, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Sao Việt Nam);

Trương Quốc Tân (sinh năm 1976, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Hội tụ); Nguyễn Thị Cúc (sinh năm 1960, nguyên Trưởng ban kiểm soát DAB); Nguyễn Vinh Sơn (sinh năm 1959) và Phan Thị Tố Loan (sinh năm 1970, cùng là Thành viên chuyên trách Ban kiểm soát DAB).

truy to vu nhom cung 25 bi can vu gay thiet hai hon 3600 ti dong cho ngan hang dong a Trần Phương Bình: Từ công thần đến tội đồ tại Ngân hàng Đông Á

Ông Trần Phương Bình bị truy tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây ...

truy to vu nhom cung 25 bi can vu gay thiet hai hon 3600 ti dong cho ngan hang dong a Đà Nẵng sẽ bồi thường 100 tỉ để thu hồi bến du thuyền của Vũ 'nhôm'

Chi phí được TP Đà Nẵng khái toán để bồi thường cho dự án nhà hàng bến du thuyền của Vũ nhôm là khoảng 100 ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.